(GDVN) - Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động trên biển, vươn tới Ấn Độ Dương, áp sát Australia; "đồng minh" Nhật Bản có lợi khi Australia không đấu thầu công khai.
Tàu ngầm lớp Tống Trung Quốc cập cảng Colombo, Sri Lanka
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 12 dẫn báo Nhật cho rằng, do hoạt động trên biển của Trung Quốc ngày càng “tích cực” và xu hướng đối đầu với các nước châu Á, Australia có kế hoạch tiến hành đổi mới tàu ngầm.
Trong các tàu ngầm xem xét nhập khẩu của Australia, tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản được cho là lựa chọn tốt nhất. Mỹ cũng bày tỏ hoan nghênh đối với việc Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm cho Australia.
Nhưng, Đức, Pháp và Thuỵ Điển cũng đă tham gia cuộc chiến tiếp thị tàu ngầm. Nhật Bản và các nước châu Âu đă triển khai tranh đoạt xoay quanh đơn đặt hàng lớn trị giá 20 tỷ đôla Úc (khoảng 101,5 tỷ nhân dân tệ).
Theo hăng Kyodo Nhật Bản ngày 18 tháng 12, tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đă lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ Dương. Truyền thông Trung Quốc vào tháng 9 đă đưa tin về việc tàu ngầm động cơ thông thường lớp Tống của Hải quân Trung Quốc cập cảng Colombo của Sri Lanka.
"Báo cáo cân bằng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2014" của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Anh cho biết, Trung Quốc sở hữu 70 tàu ngầm.
Việc tàu ngầm hạt nhân tấn công của Trung Quốc qua lại ở Ấn Độ Dương vào tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 cũng được truyền thông nhắc tới. Hải quân Trung Quốc đang tích cực hoạt động ở Ấn Độ Dương, phía tây Australia.
Theo bài báo, Trung Quốc đang tăng cường thực lực hải quân, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang phát triển tàu ngầm để "đối phó". Đối với vấn đề này, Australia yêu cầu tàu ngầm kiểu mới có năng lực chạy liên tục ở biển xa xuất sắc.
Lớp Soryu là tàu ngầm động cơ thông thường đỉnh cao thế giới, thời gian lặn liên tục có thể lên tới 2 tuần, có khả năng chạy êm và tàng h́nh xuất sắc.
Tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott đă kư kết hiệp định có liên quan đến xuất khẩu trang bị pḥng vệ. Truyền thông Australia cho biết, các cuộc đàm phán có liên quan đến giao dịch tàu ngầm của hai nước "đă đạt được tiến triển tương đối lớn so với nội dung tương đối công khai".
6 tàu ngầm lớp Collins hiện có của Australia do công ty đóng tàu Kockums Thuỵ Điển thiết kế, do doanh nghiệp của Chính phủ Australia chế tạo ở Adelaide, miền nam Australia. Để bảo vệ doanh nghiệp công nghiệp quân sự trong nước và duy tŕ việc làm, những lời kêu gọi yêu cầu chế tạo tàu ngầm mới ở trong nước trong nội bộ Australia rất mạnh mẽ.
Các nước châu Âu nói trên đều bày tỏ có thể chế tạo tàu ngầm ở Australia. Đức có kinh nghiệm phong phú trong xuất khẩu tàu ngầm. Pháp có tàu ngầm hạt nhân. Thụy Điển từng thiết kế tàu ngầm lớp Collins.
Theo báo Trung Quốc, tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm duy nhất đang hoạt động, có dây chuyền sản xuất. Tuy công nghệ lắp ráp tinh xảo là ưu thế lớn, nhưng “cũng có ư kiến” chỉ ra năng lực chạy liên tục của nó không bằng lớp Collins.
Báo Trung Quốc cho rằng, Chính phủ Nhật Bản tháng 4 đă đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc pḥng" cho phép xuất khẩu trang bị pḥng vệ trong các trường hợp "có lợi cho bảo đảm an ninh". Nhật Bản vẫn chưa từng xuất khẩu tàu ngầm, có ư kiến cho rằng, điểm này đáng để “lo ngại”.
Nhà máy xe hơi dùng vốn nước ngoài của khu vực Adelaide lần lượt quyết định rút lui, sự lo ngại của địa phương đối với ngành chế tạo suy yếu và thất nghiệp rất mạnh. Công Đảng đối lập lấy yêu cầu của địa phương làm hậu thuẫn, đă tăng cường thế tấn công đối với đảng cầm quyền, chỉ trích đơn đặt hàng nước ngoài của họ đă vi phạm cam kết tranh cử đưa ra ban đầu, đó là chế tạo tàu ngầm ở trong nước. Thủ tướng Abbott cho biết: "Sẽ căn cứ vào logic về pḥng vệ để phán đoán. Đây không phải là chính sách ngành nghề hoặc đối sách khu vực".
Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey tháng 12 cho biết, do thời gian cấp bách, sẽ không tiến hành tranh thầu công khai. Mặc dù có b́nh luận chỉ ra, điều này sẽ có lợi cho Nhật Bản, nhưng nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh, do t́nh h́nh c̣n liên quan chặt chẽ tới hợp tác an ninh Nhật-Mỹ-Australia, xuất khẩu tàu ngầm "không phải là để kiếm tiền".
GD