Những tỷ phú thế hệ đầu tiên của Nga lần lượt rơi rụng, phải bỏ xứ ra đi, bị tù đày hay phải chịu theo sự chỉ đạo của điện Kremli. Một điểm chung nữa là sản nghiệp của số người này hầu như đă bị trưng thu và quốc hữu hóa, RFI điểm lại.
Có những người đang từ là “bạn” của Tổng thống Nga hiện nay, bỗng chốc trở thành tội đồ và bị phát lệnh truy nă. Mục điều tra của nhật báo Le Monde nói về “Sự thất sủng của một nhà tài phiệt”.
Sergueï Pougatchev(phải) với Tổng thống Nga Putin. Reuters.
Đó là trường hợp của Serguei Pougatchev, một doanh nhân khắc khổ mà phóng viên Le Monde có dịp gặp gỡ và phỏng vấn tại London. Cũng như bao đồng nghiệp Nga khác cùng thế hệ với ông, Pougatchev bắt đầu phất lên từ cuối những năm 1980, xây dựng cả một đế chế với nhiều phân nhánh đa dạng: từ các xưởng đóng tàu tại Saint-Petersbourg cho đến các hầm than tại Siberia.
Trung tâm của đế chế là Ngân hàng Mejprombank. Chính tại đây ông đă mở những tài khoản đầu tiên cho gia đ́nh cựu tổng thống Boris Eltsine. Cũng chính v́ điều đó mà ông có biệt danh là “nhà băng của Kremli”.
Đến những năm 2000 Pougatchev c̣n mở rộng hoạt động đầu tư sang cả Châu Âu. Trở thành công dân Pháp, ông sở hữu nhiều bất động sản ở miền nam nước này. Do rất am tường các quy tắc “doanh nghiệp” cũng như “chính trị” nên có một thời gian Pougatchev đóng vai tṛ cầu nối giữa điện Kremli với giới doanh nghiệp Nga, khi ông Vladimir Putin mới chập chững nắm quyền.
Theo lời thuật, ông Pougatchev và ông Putin quen biết nhau từ giữa những năm 1990. Họ trở nên thân mật và gặp nhau thường xuyên. Vào thời điểm đó, ông vừa là doanh nhân, vừa là nghị sĩ Cộng ḥa Touva, vùng Siberia.
Ông nhớ lại thỏa thuận đầu tiên mà ông Putin đưa ra với chủ nhân lúc bấy giờ là: “Các ngài đừng làm chính trị và chúng tôi sẽ để cho công việc kinh doanh của các ngài được b́nh yên”.
Thế nhưng thỏa thuận đó đă không giữ được bao lâu. Hoặc người ta phản bội lại ông Putin, hoặc là v́ các vụ làm ăn không làm ông ta hài ḷng. Chẳng bao lâu sau, những nạn nhân đầu tiên bắt đầu rơi rụng, trong đó có tỷ phú đối lập sống lưu vong Mikhail Khodorkowski.
Nga lần lượt đưa nhiều nhà tài phiệt ra hầu ṭa, một số người buộc phải sống lưu vong. Mikhail Khodorkowski bị kết án 10 năm tù. Số khác bị buộc phải theo khuôn khổ, lái công việc kinh doanh theo Kremli.
Ông khẳng định rằng: “Putin muốn củng cố quyền lực của ḿnh bằng cách hạ gục những kẻ cứng đầu nhất trong giới tài phiệt. Rồi đến những người bạn của ông ta ở Saint-Petersbourg, những cựu nhân viên KGB, ai cũng đ̣i chia phần. Họ cũng vậy, họ cũng muốn phất lên và cần phải lấy tiền ở đâu đó”.
Và trong những năm tháng đó, chính ông Pougatchev cũng nhắm mắt làm ngơ, lợi dụng vị thế của ḿnh ngay trong ḷng hệ thống. Nhưng điều đó cũng không giúp ông thoát được cái ṿi bạch tuộc. Tên của ông được thêm vào trong danh sách các doanh nhân bị thất sủng.
Vào tháng 11/2014, Nga cũng đă thuyết phục được Interpol phát lệnh truy nă “khẩn cấp” chống lại ông. London trở thành trại cố thủ. Việc đi lại giờ bị thu hẹp khi cần thiết: gặp gỡ các luật sư và vệ sĩ.
Theo lời kể, Pougatchev cảm thấy gió đổi chiều vào cuối năm 2013 khi ngành tư pháp Nga mở điều tra chống lại ông với tội danh lừa đảo với quy mô lớn khi ngân hàng Mejprombank của ông bị phá sản vào năm 2010.
Ông bị nghi ngờ rút trộm hơn một tỷ euro trong các tài khoản gửi tại ngân hàng. Pougatchev khẳng định điều này hoàn toàn sai bởi v́ ông không c̣n nắm quyền điều hành định chế này từ năm 2001. Hơn nữa khoản tiền đó do ngân hàng trung ương cho vay mượn đă được bù đắp bằng việc trưng thu các xưởng đóng tàu của ông với giá rẻ mạt.
Theo ông, tŕnh tự tố tụng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: đảm bảo rằng ông sẽ không trở về Nga được nữa và hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp ngay từ năm 2009.
Ông cho hay Tổng thống Nga đă từng đề nghị ông bán lại các xưởng đóng tàu cho chính phủ. Pougatchev khẳng định ông sẵn sàng bán rẻ chúng để không làm mất ḷng chính quyền.
Theo ông, có lẽ Kremli sau đó đă quyết định là sẽ không trả tiền bằng cách sử dụng chiêu bài phá sản của Mejprombank. Vào năm 2010, chủ quyền của những xưởng quan trọng nhất được chuyển cho Ngân hàng Trung ương. Định chế này ngay sau đó đă chuyển nhượng quyền quản lư cho Igor Setchine, một thân cận của Tổng thống, chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft.
Pougatchev cho hay Igor Setchine cùng với nhiều người khác nữa, Alexei Miller - lănh đạo tập đoàn Gazprom hay Vladimir Iakounine - lănh đạo ngành đường sắt thuộc thế hệ tài phiệt mới được dựng lên để thay thế những thế hệ cũ. Đó cũng là bạn bè của tổng thống, cố nhân Saint-Peetersbourg hay cựu nhân viên KGB. Họ chính thức trở thành chủ nhân của những tập đoàn nhà nước.
Le Monde nhận định trường hợp của Pougatchev hay mới đây nhất là Vladimir Evtouchenkov hiện đang bị quản thúc tại gia và bị chiếm đoạt tập đoàn dầu khí Bachneft vào mùa thu 2014 cho phép hiểu rơ một điều nữa về hệ thống: Ḷng trung thành cũng không đủ để thoát khỏi sự thất sủng và sự thèm thuồng của những thế hệ chủ nhân mới.
Nhưng Le Monde cho rằng vụ Pougatchev c̣n có thể có một hướng giải thích khác. Nhà tài phiệt đă quá lộ liễu t́nh bạn của ông Putin và đă lợi dụng mối quan hệ đó cho công việc làm ăn của ḿnh. Điều đó đă gây khó chịu cho Tổng thống Nga. Cáo buộc “lừa đảo” mà ngành tư pháp Nga đưa ra cũng đúng.
Theo một nhà tỷ phú Nga khác, trong quá khứ ông Pougatchev phất lên được là cũng nhờ vào hệ thống quyền lực để chiếm đoạt các xưởng đóng tàu tại Saint-Petersbourg.
Câu hỏi đặt ra: “V́ sao ông Vladimir Putin đă cho phép, nếu không đă đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của cố nhân?” Theo ông Pougatchev, ngoài sự thèm thuồng của các đối thủ của ông, có điều ǵ đó “phức tạp” ở con người ông Putin.
Bởi v́ “trong số những người biết quá rơ và đôi khi là tác nhân của sự chuyển tiếp từ một người chẳng có ǵ lên thành một tổng thống, giờ chỉ c̣n có ḿnh tôi. Ông ta muốn rằng mọi người phải quên giai đoạn đó”.
MINH ANH, Bizlive