Việc liên quân của Ả rập Xê út và đồng minh can thiệp quân sự vào Yemen lại một lần nữa làm cho chuyện pháp luật ở thời hỗn loạn và bạo lực trong khu vực trở nên thời sự. Xét từ giác độ lợi ích riêng th́ hành động nói trên của Ả rập Xê út và đồng minh không có ǵ là khó hiểu v́ thật ra nó không khác biệt ǵ nhiều so với việc Mỹ thành lập liên quân nhiều quốc gia tiến hành chiến tranh nhằm đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Nhưng thế giới ngày nay không phải là rừng rậm và đầm lầy ở thời nguyên thủ mà cư dân của nó ai muốn làm ǵ th́ làm.
Can thiệp về chính trị hay quân sự của bên ngoài vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay đều động chạm đến luật pháp quốc tế. Ở đây không bàn đến việc IS ở Iraq và Syria hay phiến binh người Houthi ở Yemen gây thù chuốc oán, vô nhân đạo hay đáng nguyền rủa ra sao. Ở đây chỉ bàn đến việc cơ sở pháp lư quốc tế nào cho phép bên ngoài tiến hành chiến tranh như thế. Trong cả hai chuyện đều không có sự uỷ thác được công nhận chung là sự cho phép của LHQ - thường bằng một nghị quyết tương ứng của HĐBA LHQ - sử dụng vũ lực quân sự từ bên ngoài can thiệp trực tiếp để hậu thuẫn một bên ở trong đó đối địch sống mái với bên khác. Mới đây, Liên minh châu Phi (AU) thành lập liên quân nhiều quốc gia thành viên để tiêu diệt lực lượng Boko Haram ở Nigeria nhưng cũng vẫn đă t́m kiếm sự cho phép về pháp lư của HĐBA LHQ. Ở Yemen hiện tại, Ả rập Xê út và đồng minh đă không làm như thế khi tiến hành can thiệp quân sự vào Yemen.
Đành rằng hiện ở một số khu vực trên thế giới có những cuộc xung đột vũ trang hoặc nội chiến mà sẽ không thể giải quyết được nếu không có sự tác động, vai tṛ trung gian thậm chí cả can thiệp quân sự từ bên ngoài. Nhưng cả điều đó cũng không có nghĩa rằng luật pháp quốc tế chỉ có hiệu lực trong thời b́nh. Luật pháp quốc tế phải có hiệu lực chung th́ các bên gây xung đột mới ngại luật pháp quốc tế.
VietBF© Sưu tập