Ở Mỹ có quá nhiều vụ xả súng khiến nhiều người chết hàng loạt. Câu hỏi luôn thách thức nhà chức trách bao giờ mới ngăn được hết?Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Hung thủ vụ bắn súng khiến hai phóng viên bang Virginia thiệt mạng ngay trên sóng truyền h́nh trực tiếp cho biết bản thân bị ảnh hưởng bởi hàng loạt vụ xả súng trên khắp nước Mỹ trước đó.
Trước khi tự sát, nghi phạm Vester Lee Flanagan II thú nhận anh ta “ngưỡng mộ” các tay xả súng hàng loạt như vụ việc tại trường trung học Columbine năm 1999 hay vụ ở trường Virginia Tech năm 2007 và cuối cùng Flanagan quyết định đặt mua một khẩu súng hai ngày sau khi vụ xả súng ở nhà thờ Charleston, Nam Carolina hồi tháng 6.
Theo một nghiên cứu mới đây, khi nhắc đến các vụ thảm sát bằng súng th́ nước Mỹ là một ngoại lệ đáng buồn bởi không có một quốc gia nào trên thế giới “vượt mặt” được Washington về số lần diễn ra các vụ xả súng hàng loạt nơi công cộng.
Hai hung thủ trong vụ xả súng tại trường trung học Columbine năm 1999 khiến 13 người thiệt mạng.
Từ năm 1966 đến 2012, có 90 vụ xả súng diễn ra ở Mỹ. Theo nghiên cứu trên, hầu hết các vụ thảm sát bằng súng có tới 4 nạn nhân hoặc nhiều hơn, không bao gồm các vụ việc thanh toán băng nhóm hay các vụ giết người liên quan đến cái chết của các thành viên trong một gia đ́nh. Vụ việc diễn ra tại Virginia hôm qua là một ngoại lệ và không tương đồng với hầu hết các vụ xả súng khác. Các vụ xả súng ví dụ như ở Aurora, Colorado, ở rạp chiếu phim, trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut đều xảy ra cùng một năm.
90 vụ xả súng ở Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng số 292 vụ tấn công tương tự trên toàn cầu trong cùng một khoảng thời gian. Trong khi Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới th́ nước này lại chiếm tới 31% tổng số vụ xả súng.
Adam Lankford, giáo sư khoa công lư tội phạm thuộc đại học Alabama, người tiến hành cuộc khảo sát cho biết: “Người dân không tỏ ra ngạc nhiên mấy trước những số liệu trên”.
Xả súng kiểu Mỹ có ǵ khác?
Ông Lankford đă xem lại hồ sơ của toàn bộ 90 vụ và t́m ra một vài yếu tố khác biệt của các vụ việc ở Mỹ so với phần c̣n lại của thế giới. Tại Mỹ, số lượng các nạn nhân thường nhiều hơn nếu như vụ xả súng diễn ra vào thời điểm họ đi làm hoặc đi học. C̣n ở nước ngoài, các vụ xả súng điển h́nh thường chỉ diễn ra ở gần các căn cứ quân sự.
Các em học sinh được sơ tán khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng tại trường tiểu học Snady Hook khiến 20 em học sinh và 6 người lớn thiệt mạng.
Hơn một nửa các trường hợp ở Mỹ, kẻ xả súng có nhiều hơn một khẩu súng ngắn. Tuy nhiên, ở những nơi khác, hung thủ thường chỉ có một khẩu duy nhất. Thêm một điểm khác biệt nữa là số nạn nhân trung b́nh trong một vụ xả súng ở Mỹ là 6,78 người, trong khi đó ở 171 quốc gia mà ông Lankford t́m hiểu th́ con số đó là 8,8 người.
Lankford cho rằng sở dĩ có ít người thiệt mạng trong các vụ xả súng ở Mỹ là bởi thường xuyên được huấn luyện để xử lư những vụ việc kiểu như vậy, mặc dù nó không quá phổ biến nếu so với các loại tội phạm khác. “Ở những nước khác, cảnh sát thường phải ứng chậm hơn và không kịp chuẩn bị kỹ càng”, ông nói.
Hiện tượng sao chép
Rất nhiều kẻ xả súng ở Mỹ thường có dấu hiệu tâm thần bệnh lư, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng số lượng người tâm lư không b́nh thường ở Mỹ không có dấu hiệu gia tăng trong khi số lượng các vụ thảm sát lại tăng rất nhanh.
Theo một phân tích của đại học y tế cộng đồng Havard, các vụ việc từ năm 2011 đến 2014 đă tăng gấp ba. Nghiên cứu của Havard cũng cho thấy các vụ xả súng trong khoảng thời gian này diễn ra cách nhau khoảng 64 ngày. Trong suốt 29 năm trước, khoảng cách này là 200 ngày. Ngược lại, những vụ ngộ sát hay bạo lực súng đạn lại giảm mạnh trong hơn hai thập kỷ qua.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng các vụ xả súng hàng loạt này có tính “lây truyền”, khi một vụ việc xảy ra th́ có khả năng cao là vụ việc tiếp theo sẽ tới chỉ sau khoảng 2 tuần, sự “lây nhiễm” này kéo dài khoảng 13 ngày.
Hiện tượng sao chép rất dễ xảy ra ở Mỹ v́ người dân dễ dàng sở hữu súng đạn hơn ở các nước khác. “Việc sở hữu súng đạn là yếu tố tiên quyết dẫn đến những vụ thảm sát trên”, Lankford nói.
Mỹ có nhiều súng hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, theo số liệu thống kê, có khoảng 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng được lưu thông trong nước Mỹ. Với dân số Mỹ khoảng 318, 9 triệu người, điều đó có nghĩa là gần như mỗi người dân Mỹ đều có một khẩu súng. Theo nghiên cứu của trung tâm Pew, hơn 1/3 người Mỹ cho biết họ có súng trong nhà. Quốc gia sở hữu súng nhiều thứ hai thế giới là Ấn Độ, với 46 triệu khẩu trên tổng dân số là hơn 1,25 tỷ người. Tuy nhiên, Ấn Độ lại không thuộc top 5 quốc gia xảy ra nhiều vụ xả súng nhất thế giới.
Những con số trên cho thấy việc ban hành các quy định nghiêm ngặt về súng đạn sẽ tạo nên sự khác biệt. Ông Lankford lấy Australia ra làm ví dụ. Nước này xảy ra bốn vụ xả súng lớn từ năm 1987 đến 1996. Sau những vụ việc trên, dư luận chỉ trích các đối tượng được phép sở hữu súng và Quốc hội nước này buộc phải sửa lại luật sở hữu súng nghiêm ngặt hơn. Từ đó cho đến nay, Australia chưa xảy ra một sự việc đáng tiếc nào.
Khao khát nổi tiếng?
Tuy nhiên, ở Mỹ không phải giới chức nào cũng có cùng quan điểm chính trị. Khảo sát của Pew cho thấy, sau rất nhiều vụ việc xả súng kinh hoàng, vẫn có quan chức ủng hộ việc sở hữu súng. Lankford đă đưa ra một giả thiết khác trong nghiên cứu của ḿnh: “Rất khó để xác định số lượng nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy trở nên nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trong nhất của thế hệ ngày nay. Điều đó có nghĩa là người Mỹ ngày càng mong muốn trở nên nổi tiếng và không có ǵ nghi ngờ khi nhiều người được biết đến thông qua các hành động gây sốc và các phương tiện truyền thông”.
Kết luận, ông Lankford cho rằng nghiên cứu của ḿnh không chỉ đưa ra những con số thực tế, cảnh báo giới chức Mỹ mà c̣n giúp các quốc gia khác ứng phó với những t́nh huống bất ngờ có thể xảy ra.
Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền h́nh nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.
Tuệ Minh (Lược dịch)