Hôm qua 13/10, bộ trưởng quốc pḥng, ngoại giao Mỹ và Australia đă quyết định phối hợp tuần tra biển Đông. Theo đó Australia cũng sẽ điều tàu và máy bay tới vùng biển quốc tế tại khu vực này. Đây là một tín hiệu quá vui cho các nước nhỏ đang bị Trung Quốc chèn ép.
Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry đă có cuộc họp hai ngày với những người đồng cấp Australia là Marise Payne và Julie Bishop ở thành phố Boston. New York Times trước đó đưa tin các quan chức này sẽ thảo luận về việc tuần tra trên Biển Đông.
"Australia và Mỹ đều muốn duy tŕ và làm mới lại kiến trúc an ninh khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, nơi các bên trỗi dậy và các bên đều thịnh vượng", Reuters dẫn lời ông Carter nói.
"Nhưng đừng mắc sai lầm", ông cảnh báo và cho biết "Mỹ sẽ đưa máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", như cách nước này làm trên khắp thế giới. Ông Carter cho hay Biển Đông không và sẽ không là ngoại lệ.
Ông Carter cũng cho biết đây không phải là cam kết của riêng Mỹ, mà c̣n được các nước như Nhật, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ.
Bà Bishop cho hay Washington và Canberra cùng chung quan điểm về tranh chấp. "Chúng tôi không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền, nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không hành động làm căng thẳng leo thang", bà nói.
Bà Bishop thể hiện sự ủng hộ với "các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và tự do bay trên không". Bà nhấn mạnh về việc tiếp tục phối hợp áp các nguyên tắc đó với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Mỹ được cho là đang thảo luận với các đồng minh, trong đó có Australia về việc tiến hành tuần tra hàng hải thể hiện "tự do đi lại trên biển" gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, động thái có thể gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Therealtz © VietBF