Như những tin đă đưa, nghi phạm xả súng ở Trung tâm Vùng Inland (IRC) thuộc TP San Bernardino, bang California hôm 2-12, Syed Rizwan Farook dường như có liên hệ với những kẻ bị liệt vào danh sách khủng bố quốc tế và đă bị cực đoan hóa.
Trong khi đó, kẻ mà y gọi là vợ - Tashfeen Malik đă đăng tải lời thề trung thành với thủ lĩnh IS trên mạng xă hội ngay trước khi vụ xả súng xảy ra.
Phải chăng những phần tử khủng bố đă thực sự ở trong ḷng nước Mỹ. Và ở đất nước sở hữu súng đạn dễ dàng như ở Mỹ, điều ǵ cũng có thể xảy ra!
Nỗi lo khủng bố nội địa
Sau khi khám xét căn hộ cũng như chiếc SUV đen của cặp nghi phạm, cảnh sát phát hiện 2 súng trường, 2 súng ngắn, hơn 6.000 băng đạn, 12 quả bom ống cùng hàng trăm vật liệu chế tạo bom. Cảnh sát trưởng San Bernardino, ông Jarrod Burguan, cho hay vụ xả súng “được lên kế hoạch” và cặp đôi nghi phạm có vẻ định thực hiện một cuộc tấn công khác.
Thảm kịch hôm 2-12 dường như là bằng chứng cho thấy người dân Mỹ lo sợ khủng bố nội địa hơn cả. Theo kết quả cuộc thăm ḍ mới công bố của Trường ĐH Quinnipiac, 58% người Mỹ xem mối đe dọa lớn nhất của nước này đến từ những công dân trong nước bị cực đoan hóa, tiếp đó là “người nhập cảnh vào Mỹ bị cực đoan hóa” (17%) và người tị nạn Syria (16%).
Người dân tưởng niệm các nạn nhân vụ xả súng ở TP San Bernardino hôm 3-12 Ảnh: REUTERS
Số liệu của Quỹ Nước Mỹ cũng cho thấy các kêu gọi thắt chặt an ninh biên giới Mỹ - như việc hạ viện nước này thông qua dự luật chấm dứt tiếp nhận người tị nạn Syria mới đây - đă sai đường. Theo quỹ này, trong 14 năm kể từ vụ khủng bố 11-9-2001 (vụ duy nhất mà khủng bố đến từ nước ngoài), không vụ khủng bố nội địa nào có thủ phạm là công dân nước ngoài. Chưa hết, trong số 497 cá nhân bị bắt v́ liên quan đến khủng bố có tới 64% sinh ra ở Mỹ.
Cũng trong 14 năm qua, đă xảy ra 26 cuộc tấn công khủng bố nội địa do các tay khủng bố trong nước Mỹ gây ra và chỉ có 7/26 vụ liên quan đến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Gây ra 19 vụ c̣n lại là những kẻ cực đoan cánh hữu - bao gồm những kẻ theo đuổi sự thống trị của người da trắng hay những kẻ chống chính phủ - mà gần đây nhất là thảm sát cướp đi sinh mạng của 9 người tại một nhà thờ của người da đen ở TP Charleston, bang South Carolina. Đây là bằng chứng cho thấy khủng bố nội địa ở Mỹ không gắn với 1 hệ tư tưởng cụ thể nào.
Tỉ lệ ủng hộ khủng bố tăng cao
Trong khi đó, nghiên cứu gần đây của Trung tâm An ninh mạng và Nội địa thuộc Trường ĐH George Washington (Mỹ) báo động rằng số lượng người ủng hộ IS ngay tại Mỹ hiện đă tăng lên vài ngàn người. Ít nhất 56 người bị buộc tội v́ có những hoạt động liên quan đến IS tại Mỹ trong năm 2015, cao hơn 3 lần so với năm trước đó.
Báo cáo cho biết ít nhất 300 người Mỹ đang tích cực ủng hộ và phát tán thông tin tuyên truyền của IS trên mạng xă hội. Trong khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mở khoảng 900 cuộc điều tra nhằm vào những phần tử cực đoan bạo lực nội địa tại toàn bộ 50 bang th́ khoảng 250 người Mỹ t́m cách đến những lănh thổ IS đang kiểm soát ở Syria và Iraq. Đồng tác giả báo cáo là Lorenzo Vidino cho rằng dù thông tin người Mỹ gia nhập IS không phải mới song “quy mô của việc huy động và cực đoan hóa liên quan tới IS là chưa từng có”.
C̣n theo cuộc thăm ḍ của Trường Quinnipiac kể trên, 83% trong số 1.453 người được hỏi tin là sẽ có một cuộc khủng bố gây thương vong lớn trên đất Mỹ. Ngoài ra, 62% nghĩ Mỹ và đồng minh đang bại trận trong cuộc chiến chống IS trong khi 54% ủng hộ Mỹ phái bộ binh đi chiến đấu với IS.
Bất chấp những lo sợ này, Tổng thống Barack Obama tuyên bố IS không thể tấn công nước Mỹ trong cuộc phỏng vấn với đài CBS hôm 3-12. “IS sẽ không là mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ. Dù chúng là một tổ chức nguy hiểm như Al Qaeda nhưng chúng ta đă có sự pḥng thủ chắc chắn” - ông nhấn mạnh. Tổng thống Mỹ c̣n trấn an người dân nên b́nh tĩnh và không sợ hăi.
Nỗ lực kiểm soát súng thất bại
Chỉ một ngày sau vụ xả súng kinh hoàng tại TP San Bernardino, Thượng viện Mỹ đă bỏ phiếu bác bỏ một loạt dự luật về kiểm soát súng do Đảng Dân chủ đề xuất, bao gồm mở rộng kiểm tra nhân thân của những người mua súng trên mạng hoặc tại hội chợ súng và cấm người có tên trong danh sách theo dơi khủng bố mua súng.
Với dự luật thứ nhất, theo báo The Guardian, chỉ có 4/54 thượng nghị sĩ của Đảng Cộng ḥa (GOP) bỏ phiếu ủng hộ và toàn bộ 4 ứng viên tổng thống Mỹ của GOP trong Thượng viện - Ted Cruz, Lindsey Graham, Rand Paul và Marco Rubio - bỏ phiếu bác. Những lá phiếu phản đối của GOP cũng chặn đứng dự luật thứ hai.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, người đề xuất dự luật thứ hai, nặng lời chỉ trích các đồng nghiệp GOP: “Nhiều năm nay, quốc hội đă tê liệt trước giới ủng hộ sử dụng súng trong khi ngày càng nhiều người Mỹ thiệt mạng trong các cuộc xả súng hàng loạt. Cảnh tàn sát sẽ không dừng lại cho đến khi quốc hội có đủ dũng khí quay lưng với những tổ chức vận động súng ống và bảo vệ đất nước”.
Đài CBS (Mỹ) cho hay sau thảm kịch tại San Bernardino, những người theo đường lối tự do chê bai GOP chẳng làm ǵ ngoài chuyện “chia sẻ và cầu nguyện”. Theo báo Guardian (Anh), hơn 20 năm qua, Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA) và GOP đă bắt tay đẩy lùi bất cứ nỗ lực kiểm soát súng nào. Hệ quả, như báo The Washington Post (Mỹ) chỉ ra, trong ṿng 10 năm (tính đến năm 2014), các nghi phạm khủng bố t́m cách mua vũ khí ở Mỹ ít nhất 2.233 lần.