Vietbf.com - Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn băo tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền « Panama Papers » có văn pḥng đại diện ở nước nào nhiều nhất ? Câu trả lời là Trung Quốc, nơi mà chế độ cộng sản tự cho là cương quyết bài trừ tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chạy ra nước ngoài.
“Cơn địa chấn” Hồ sơ Panama đang làm chính trường thế giới chao đảo khi tiết lộ nhiều bí mật động trời của nhiều lănh đạo quốc gia, chính khách thế giới cũng như các nhân vật tầm cỡ khác. Theo đó, dù Bắc Kinh chọn “phương án im lặng”, nhiều nhân vật quyền lực ở nước này xuất hiện trong Hồ sơ Panama vẫn bị truyền thông nước ngoài “điểm mặt chỉ tên”…
Vụ bê bối tai tiếng mang tên Hồ sơ Panama đang là tâm điểm chú ư trên thế giới khi hé lộ về một vụ tham nhũng toàn cầu, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
Theo các kết quả phân tích 11,5 triệu tài liệu bị ṛ rỉ của hăng luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cáo buộc, công ty này đă giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lănh đạo hoặc cựu lănh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Bê bối mang tên Hồ sơ Panama đang làm chính trường thế giới chao đảo.
Cho đến nay, ít nhất 3 quan chức cấp cao đă phải từ chức v́ có tên trong Hồ sơ Panama, bao gồm ông Gonzalo Delaveu, Chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế chi nhánh Chile, Thủ tướng Iceland, Sigmundur David Gunnlaugsson và Giám đốc ngân hàng Hypo Landesbank Voralberg của Áo. Bê bối Hồ sơ Panama được cho là sẽ tiếp tục khiến nhiều nhân vật tầm cỡ khác điêu đứng.
Trong những ngày qua, Trung Quốc đă cho thấy, họ chọn phương án “im lặng” trước “cơn địa chấn” Hồ sơ Panama đang làm chính trường thế giới chao đảo dù nhiều nhân vật tầm cỡ của nước này đă bị “điểm mặt chỉ tên” như anh rể Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, ông Đặng Gia Quư và bà Lư Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lư Bằng.
Dưới đây là những thông tin nhạy cảm liên quan đến các nhân vật cấp cao Trung Quốc mà Hồ sơ Panama hé lộ cho tới thời điểm này.
Lư Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lư Bằng
Theo các tài liệu ṛ rỉ, trong giai đoạn cựu Thủ tướng Trung Quốc Lư Bằng c̣n tại nhiệm (1987 – 1998), người con thứ 2 và cũng là con gái duy nhất của ông, Lư Tiểu Lâm cùng chồng Liu Zhiyuan sở hữu một quỹ ở Liechtenstein. Theo Hồ sơ Panama, quỹ này được điều hành bởi Công ty Cofic Investments Ltd đăng kư tại quần đảo British Virgin.
Bà Lư Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc Lư Bằng
Bà Lư Tiểu Lâm vốn được mệnh danh là “nữ hoàng năng lượng” v́ nắm giữ nhiều doanh nghiệp kinh doanh điện tại Trung Quốc. Bà không chỉ là Phó Chủ tịch của công ty năng lượng quốc doanh China Power Investment, mà c̣n là một thành viên trong cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc. Ngoài ra, bà Lư c̣n bị cho là liên quan đến 2 công ty khác ở Virgin và các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ.
Để tránh việc liên hệ tới cựu Thủ tướng Lư Bằng, hộ chiếu Hong Kong của bà Lư ghi tên bà là “Xiaolin Liu-Li”.
Đặng Gia Huy, anh rể Chủ tịch Tập Cận B́nh
Ông Đặng là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái Chủ tịch Tập. Theo Hồ sơ Panama, chỉ trong tháng 9.2009, ông Đặng thông qua Mossack Fonseca đă thành lập 2 công ty ở quần đảo Virgin, tích lũy được “hàng trăm triệu USD”.
Cho đến khi ông Tập nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 11.2012, hai công ty của ông Đặng bắt đầu im hơi lặng tiếng. Trong khi đó, chị gái của ông Tập Cận B́nh, các tài liệu bị ṛ rỉ tiết lộ bà Tập Kiều Kiều sở hữu hàng trăm triệu USD trong bất động sản, cổ phiếu và các tài sản khác.
Jasmine Li, cháu gái của cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giả Khánh Lâm
Chân dung Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm.
Theo Hồ sơ Panama, Jasmine Li từng du học tại Mỹ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford, cô làm trợ lư cho Cai Guoqiang, nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc tại New York. Sau đó, cô làm việc cho công ty kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật Artsy.
Tuy nhiên, vào năm 2009, khi c̣n là một cô bé vị thành niên, Jasmine Li đă đứng tên cổ đông duy nhất của công ty Harvest Sun Trading đặt tại Quần đảo British Virgin. Cô "mua" Harvest Sun Trading chỉ với giá 1 USD. Thông qua Harvest Sun Trading và một công ty khác cũng đặt tại British Virgin, Li sở hữu hai công ty khác đăng kư tại Bắc Kinh.
Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai
Hồ sơ Panama tiết lộ, bà Cốc và đối tác thương mại, một kiến trúc sư người Pháp tên là Patrick Henri Devillers là đồng chủ tịch công ty Adad, được đăng kư thành lập tại Anh. Trong đó, ông Devillers là người thay mặt bà Cốc nắm tài chính của công ty.
Theo hồ sơ của ṭa án, công ty này đă sử dụng khoản tiền bất chính để thu mua một biệt thự hạng sang tại Pháp trị giá 3,2 triệu USD.
Bạc Hy Lai và vợ - bà Cốc Khai Lai Ảnh: Reuters
Chồng bà Cốc, ông Bạc Hy Lai giữ chức Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 đến năm 2012. Ông Bạc chính thức bị khai trừ đảng, miễn nhiệm mọi chức vụ cuối năm 2012 theo quyết định của Bộ Chính trị Trung Quốc. Ông bị kết án tù chung thân tháng 9.2013 v́ nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền. Trong khi đó, bà Cốc bị kết án tử h́nh năm 2012 v́ tội sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood, 41 tuổi, nhưng hoăn thi hành án. Ṭa án Bắc Kinh cuối năm ngoái đă đề xuất giảm án cho bà Cốc xuống tù chung thân v́ bà này đă biết ăn năn và chấp hành tốt kỷ luật.
Ngoài ra, danh sách những nhân vật quyền lực Trung Quốc xuất hiện trong Hồ sơ Panama c̣n có ông Tăng Khánh Hoài, em trai của cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng (2003 - 2008). Ông Tăng Khánh Hoài từng Giám đốc Công ty China Cultural Exchange Association Ltd, thành lập ở đảo quốc Niue (Nam Thái B́nh Dương) trước khi chuyển đến “thiên đường trốn thuế” Samoa năm 2006.
Người con rể của ông Trương Cao Lệ, một thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là Lư Thánh Bát có tên trong Hồ sơ Panama v́ sở hữu 3 công ty được đăng kư tại quần đảo British Virgin gồm Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks Corporation và Glory Top Investments Ltd.
Con dâu của một thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ban Bí thư trung ương Lưu Vân Sơn tên là Giả Lập Thanh cũng xuất hiện trong Hồ sơ Panama v́ sở hữu công ty Ultra Time Investments Ltd, thành lập tại quần đảo British Virgin năm 2009.
Thậm chí, cháu rể cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông là Trần Đông Thăng cũng bị nêu tên trong Hồ sơ Panama v́ thành lập Công ty Keen Best International Limited tại Virgin từ năm 2011. Trần Đông Thăng hiện c̣n sở hữu một công ty bảo hiểm nhân thọ và một doanh nghiệp chuyên tổ chức đấu giá các tác phẩm nghệ thuật.