Tờ Đa Chiều của Trung Quốc đă có bài phân tích Putin coi trọng Việt Nam hơn Trung Quốc. Bài viết này chỉ ra, Nga sẽ có chiến lược để mở đường tiếng cho ḿnh khi một khu vực tồn tại tới hai cường quốc.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vừa thăm Nga
Hội nghị ê trưởng quốc pḥng Nga – ASEAN lần đầu tiên đă diễn ra thành công, cùng đó giải quyết nhiều vấn đề an ninh khu vực và tăng cường các biện pháp phối hợp để tăng cường an ninh.
Phía Nga nhấn mạnh sau cuộc hội nghị sẽ tiến hành liên lạc song phương với tất cả các nước thành viên trong ASEAN, đồng thời triển khai các dự án hợp tác song phương cụ thể. Điều này đánh dấu mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh quân sự giữa Nga và ASEAN đă tiến thêm một bước.
Nga tổ chức lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Bối cảnh diễn ra cuộc hội nghị này là những tranh chấp về vấn đề chủ quyền lănh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng khiến cục diện khu vực leo thang rơ rệt, và chiến lược trở lại châu Á – Thái B́nh Dương của Mỹ cũng đă bước vào giai đoạn mang tính thực chất và bố trí lực lượng cụ thể, đặc biệt cuộc đấu trí về mặt chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực này đang diễn ra gấp rút hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này, sự can thiệp mạnh của Nga thể hiện ư nghĩa bất thường. Trong cuộc hội đàm chung, hai bên nhắc tới cái gọi là “biện pháp giải quyết các vấn đề an ninh khu vực” chắc chắn bao hàm mối liên hệ với cục diện căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trong nhiều cuộc hội đàm song giữa Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu và bộ trưởng quốc pḥng các nước thành viên của ASEAN được tổ chức trong thời gian này, điều đáng nói nhất là nội dung hiếm có trong cuộc trao đổi giữa ông Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Ngô Xuân Lịch – Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Ngô Xuân Lịch trên cương vị Bộ trưởng Quốc pḥng, điều này cho thấy ư nghĩa đặc biệt của chuyến thăm.
Ông Sergei Shoigu đă miêu tả Việt Nam là “đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực an ninh khu vực châu Á – Thái B́nh Dương” của Nga, phát triển mối quan hệ mật thiết, tin cậy với Việt Nam là hướng ưu tiên lớn nhất của Nga, Nga coi Việt Nam là quốc gia đồng minh chiến lược, người bạn tin cậy của ḿnh, hai nước sẽ tiếp tục duy tŕ sự hợp tác mật thiết trong lĩnh vực quân sự trên biển từ bấy lâu nay.
Putin coi Việt Nam quan trọng hơn Trung Quốc?
Những lời phát ngôn này của Bộ trưởng Quốc pḥng Nga quả thực rất có sức nặng. Các cụm từ đầy nội hàm như “quan trọng nhất”, “quốc gia đồng minh chiến lược”, “người bạn tin cậy”... đều cho thấy, trong bàn cờ ngoại giao của Nga, Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng hơn Trung Quốc, khi phải đối mặt với cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, định hướng chính sách của Nga chắc chắn sẽ nghiêng về dải đất h́nh chữ S. Lời phát ngôn của ông Sergei Shoigu đă đại diện cho ư chí của nhà lănh đạo cao nhất của Nga là tổng thống Putin.
Tuy nhiên, khác với sự định vị của Nga đối với mối quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc, vài năm trở lại đây, trên thực tế Trung Quốc luôn coi Nga là “nước đồng minh ngầm hiểu” và đối tác ngoại giao quan trọng nhất có vị thế đặt nền móng cho hoạt động ngoại giao của Trung Quốc, Nga là hướng ưu tiên lớn nhất trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc.
Sự khác biệt lớn như vậy thật sự đă khiến những người dân b́nh thường không hiểu rơ t́nh h́nh cảm thấy bất ngờ: Với vai tṛ là quốc gia mà các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự đều mạnh hơn Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại không chiếm được vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Nga như Việt Nam.
Trong bối cảnh Nga vấp phải sự đối đầu và trừng phạt của phương Tây, cho dù xét trên phương diện kinh tế, ngoại giao hay chính trị, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Nga là không cần bàn căi. Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng quốc pḥng Nga và Trung Quốc được tổ chức cùng kỳ, vấn đề then chốt của quan hệ hai nước là “quan hệ đối tác cùng hưởng lợi”, trong ngôn từ ngoại giao của ông Sergei Shoigu không xuất hiện những cụm từ có sức nặng hơn như “quan trọng nhất”, “quốc gia đồng minh chiến lược” và “người bạn tin cậy”. So sánh sẽ thấy rơ được sự thân sơ của hai mối quan hệ này.
Theo Đa Chiều, việc Nga tập trung vào Đông Nam Á, tăng cường mối quan hệ hợp tác về quân sự với cả khối ASEAN và các nước thành viên vừa là hành động tranh thủ cục diện trong khu vực này, mở rộng độ ảnh hưởng về chính trị của Nga trong khu vực này, đồng thời cũng thể hiện ư đồ ḱm hăm Trung Quốc về chiến lược – Nga tăng cường sự tồn tại về quân sự ở khu vực này chắc chắn cũng thể hiện ư đồ kiềm chế Mỹ, nhưng so với châu Âu, châu Á – Thái B́nh Dương không phải là “chiến trường chủ lực” mà Nga – Mỹ đối đầu, xét ở một khía cạnh nào đó, khu vực này có giá trị chiến lược với Trung Quốc hơn. Do đó, mục đích tranh thủ cục diện này để pḥng ngừa đối thủ tiềm ẩn là Trung Quốc của Nga là rơ nét hơn.
Trong tất cả các nước ASEAN, Việt Nam có ư nghĩa đặc biệt đối với Nga, đây không chỉ bởi hai nước có mối quan hệ đồng minh truyền thống, Nga đă từng đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, mà trong mối quan hệ thực tế, sự hợp tác giữa hai nước – đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quân sự mật thiết hơn. Đa Chiều cho rằng, điều quan trọng hơn là, trong tất cả các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đối trọng lớn nhất với Trung Quốc. Chính v́ có những điều kiện này, Việt Nam mới trở thành “quốc gia đồng minh chiến lược”, “người bạn tin cậy”, “đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực an ninh quân sự” của Nga, Đa Chiều ghen tị nhận xét.
Ngạn ngữ có câu, kẻ thù của kẻ thù chính là bạn. Nga và Việt Nam chính là như vậy. Đối với Nga, nếu xét về lợi ích chiến lược lâu dài th́ Trung Quốc đối với Nga, chính là không cho đối thủ tiềm ẩn xâm phạm vào phạm vi lợi ích của ḿnh.
Về truyền thống, Nga là quốc gia châu Âu, tuy nhiên từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, Nga đă thành công trong việc trở thành quốc gia lớn án ngữ ở cả hai đại lục Á – Âu, được đứng trong hàng ngũ các quốc gia châu Á – Thái B́nh Dương. Trong lịch sử, Liên Xô đă từng theo đuổi giấc mơ trở thành bá chủ thế giới, đây vẫn là giấc mơ của nước Nga đương đại, do đó, xây dựng phạm vi thế lực tuyệt đối ở khu vực lân cận của ḿnh chính là mục tiêu chiến lược quốc gia quan trọng của Nga. Một điều không thể phủ nhận là Trung Quốc chính là rào cản của Nga khi thực hiện mục tiêu này. Khi trong một khu vực tồn tại cả hai cường quốc, chắc chắn bên có chiến lược vĩ mô sẽ phải làm suy yếu sức mạnh của đối phương để mở đường tiến cho ḿnh.
Sở dĩ hiện tại Nga vẫn c̣n giá trị chiến lược đối với Trung Quốc là do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc có thể làm chỗ dựa vững chắc cho Nga – Và đúng là Trung Quốc cũng đă làm như vậy, về mặt chiến lược, đây cũng là “bia đỡ đạn” để đối phó với Mỹ, giảm bớt sức ép cho ḿnh, Trung Quốc là đối tượng lựa chọn duy nhất có thể lợi dụng.
Đây là nền tảng thực tế để Nga và Trung Quốc phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và khi những giá trị này mất đi, vai tṛ của Trung Quốc sẽ thay đổi hoàn toàn. Xét trên khía cạnh này, nếu tham vọng của Nga không thay đổi, sự hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sẽ không mang tính bền vững và có ư nghĩa chiến lược lâu dài.
VietBF© Sưu tập