CHưa bao giờ nền kinh tế Trung QUốc lại có sức ảnh hưởng đến Nga như lúc này. Nền kinh tế nước này đang chững lại khiến Nga phát hoảng. Tại sao lại có t́nh trạng này xảy ra?
Nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Nga đang có được một vài giây phút nhẹ nhơm khi giá dầu tăng. Tuy tăng chưa nhiều nhưng cũng giúp đỡ nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, sự hợp tác với Trung Quốc cũng góp phần đáng kể trong việc phục hồi nền kinh tế Nga.
Trong lĩnh vực năng lượng, Nga đang có rất nhiều hợp đồng, dự án lớn với Trung Quốc, chủ yếu là cung cấp dầu và khí đốt cho quốc gia tiêu tốn nhiều năng lượng này. Xuất khẩu dầu thô từ Nga sang Trung Quốc tăng 28% trong năm 2015, khiến Nga trở thành nguồn cung lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ sau Ả Rập Saudi. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 12,8% tổng doanh thu thương mại của Nga.
Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tài chính. Năm ngoái, nhiều công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đă mua trái phiếu bằng nhân dân tệ. Năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nga đă kư một thỏa thuận hoán đổi 150 tỷ nhân dân tệ với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho phép cả hai nước trực tiếp giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ, không cần dùng đến đô la Mỹ.
V́ vậy, Nga đang ngày “cận kề” bên cạnh Trung Quốc, và sẽ càng hợp tác hơn nữa khi những dự án trên phát triển trong tương lai. Thế nhưng, hiện Nga đang rất lo lắng về sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và sự mất giá của đồng nhân dân tệ.
Lo lắng trên được đề cập trong một hội nghị của ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) về các thị trường mới nổi tại Moscow.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Ksenia Yudaeva cảnh báo nền kinh tế toàn cầu không sẵn sàng trước một “đồng nhân dân tệ lung lay”.
Biến động tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng toàn cầu, bà cảnh báo. Bà đang lo cho nước Nga. Nền kinh tế Trung Quốc cứ suy giảm 1 điểm phần trăm, nền kinh tế của Nga sẽ bị chững lại 0,5 điểm, bà cho biết. Đây chính là “làn sóng” từ Trung Quốc lây lan sang Nga.
V́ vậy, các ngân hàng của Nga sẽ theo dơi sát sao t́nh h́nh ở Trung Quốc, và nếu cần thiết, sẽ có biện pháp để duy tŕ "sự ổn định tài chính", một cụm từ quan trọng trong thuật ngữ ngân hàng trung ương trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính.
Cũng tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Maxim Oreshkin cảnh báo bất kỳ "sự cố" nào ở Trung Quốc cũng sẽ lan sang Nga qua thị trường hàng hóa. Ông lo lắng về giá dầu và việc kinh tế Trung Quốc suy thoái có thể khiến giá dầu giảm.
Theo ông, đối với chính sách kinh tế nói chung, việc nhận thức được rủi ro xuất phát từ Trung Quốc là rất quan trọng. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga đang thấy nền kinh tế Trung Quốc có nhiều nguy cơ, và sự “tăng trưởng” của Trung Quốc có thể làm thị trường thất vọng.
Ông không chỉ nh́n thấy một sự suy giảm ở Trung Quốc từ “siêu tăng trưởng nóng” xuống “tăng trưởng nóng” (sự suy giảm được Trung Quốc chính thức công nhận), mà ông nh́n thấy một nguy cơ suy thoái kinh tế thực sự. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua dầu và các loại hàng hóa khác của Trung Quốc. Và sự chững lại này không chỉ ảnh hưởng đến nước Nga, mà cả nền kinh tế thế giới.
Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc đă có ảnh hưởng đến Mỹ. Tiền của các nhà đầu tư Trung Quốc "đă cạn kiệt", một nhà môi giới bất động sản ở San Francisco cho biết, khi ông đang rất lo lắng về thị trường bất động sản địa phương. Và các nhà môi giới ở thung lũng Silicon, Mỹ đang kêu than.