So sánh là một sự khập khiễng và không hề nên. Nhưng đúng là khi nh́n nền giáo dục ở VN so với nước ngoài th́ đúng là chán nản vô cùng. Doăn Lâm – một bà mẹ có con trai 5 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Praha, Cộng ḥa Séc đă có những chia sẻ rất chân thành về việc nuôi dạy con ở đất nước châu Âu xinh đẹp này.
Chị Lâm chuyển sang Séc định cư cùng chồng ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Thời điểm chuyển sang môi trường mới cũng là lúc chị mang thai và sinh cậu con trai đầu ḷng.
Chị cho biết, phúc lợi xă hội dành cho phụ nữ có con nhỏ ở đất nước này rất tốt. Bốn năm đầu sau khi sinh con, mẹ được ở nhà chăm con, không phải đi làm. “Mỗi tháng mẹ được nhận tiền lương, năm đầu tính ra tiền Việt là khoảng 8 triệu/ tháng, ba năm sau giảm c̣n 4 triệu/ tháng”.
“Những trẻ đẻ trước tháng 9 th́ khoảng 3 tuổi hoặc hơn 3 tuổi sẽ được vào học mầm non. Con ḿnh đẻ cuối năm nên phải lùi lại năm học sau” – chị Lâm chia sẻ.
Bà mẹ một con cũng cho biết, quá tŕnh đăng kư học mầm non cũng gồm các thủ tục nộp đơn, khai thông tin, khám sức khỏe cho bé. “Tháng 9 vào học th́ phải đến trường xin đơn từ tháng 1 hoặc tháng 3. Mỗi bé có một số báo danh như đi thi đại học. Sau đó, bố mẹ cầm đơn về khai thông tin kèm theo giấy khám sức khỏe của bác sĩ. Hoàn thành xong các thủ tục này th́ bé được đi học”.
Ư thức được việc con sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp v́ sống cùng bố mẹ người Việt nên chị Lâm cho con đi học tiếng với một cô giáo bản xứ từ lúc bé 1,5 tuổi. “Lúc học mầm non con gần 4 tuổi rồi nên vào lớp học ḥa đồng nhanh lắm. Có bạn người Việt học cùng lớp con ḿnh không biết tiếng, vào học mấy tháng đầu khó khăn lắm v́ không biết tiếng, bị cô lập, mặc dù cô giáo dạy rất ổn”.
“Ở bên này, cô giáo lẫn phụ huynh không nặng nề thi đua thành tích. Hai năm đầu đi học, con ḿnh toàn chơi, vẽ, cắt dán, chẳng biết mặt chữ hay mặt số nào cả. Tháng nào cả lớp cũng được đi chơi xa, đi tham quan. Cô giáo có những buổi cho trẻ con đi học an toàn giao thông. Trẻ con 4 tuổi là thuộc hết quy tắc an toàn giao thông cơ bản rồi. 5 tuổi là được kiểm tra đi xe đạp hay xe scooter. Nếu đỗ thực hành lẫn lư thuyết, trẻ sẽ được cấp bằng lái xe cho tài xế tí hon. Rất vui.”
Một điểm khác lạ nữa so với ở Việt Nam là thỉnh thoảng các cô lại tổ chức buổi ngủ chung, để các em thấy ḿnh trưởng thành và tự lập – chị Lâm kể. “Cũng có các hoạt động để bố mẹ tham gia cùng con như tổ chức tiệc liên hoan, phụ huynh mang đồ ăn tới để cùng chung vui”.
“Các cô trên lớp th́ chẳng bao giờ mắng con, nói nhẹ nhàng như hát ru ấy, thế mà các con vẫn nghe lời. Chẳng bù cho mẹ ở nhà, quát như hổ vồ mà con vẫn không nghe”.
“Ngày nào cô giáo hay thầy giáo cũng kể chuyện cổ tích cho các con, tổ chức nhiều tṛ chơi. Trẻ rất thông minh, đi ra ngoài rất hiểu biết, chứ không như gà công nghiệp” – bà mẹ 28 tuổi chia sẻ.
Giống như nhiều quốc gia phương Tây khác, trẻ con Séc được tập trung cho các môn ngoại khóa. Hầu như đứa trẻ nào cũng biết chơi một vài loại nhạc cụ, khiêu vũ, bơi lội, các loại xe ván trượt… “Học hành bên này chương tŕnh cũng rất nhẹ. Học lớp 6,7 nhưng chương tŕnh chỉ tương đương như lớp 3, 4 ở Việt Nam thôi. Nhưng đứa nào cũng nói giỏi ít nhất 1 hoặc 2 ngoại ngữ. Trẻ con Việt Nam sang đi học 3 cấp đầu bao giờ cũng đứng đầu trường, nhưng lên đại học lại kém hơn học sinh bản xứ”.
“Không phải sính ngoại nhưng có một sự thật mà người Việt Nam nào đang sinh sống ở đây cũng khẳng định: những đứa trẻ người Việt sống ở đây từ nhỏ th́ rất ngây ngô, thật thà, nhưng đứa nào được bố mẹ đón từ Việt Nam sang th́ ngược lại – ma ranh, lanh lợi hơn rất nhiều” – chị Lâm thẳng thắn tâm sự.
“Trẻ con Việt ở đây được giáo dục văn hóa Tây nên được ví như quả chuối: vỏ vàng nhưng ruột th́ trắng”.
vietbf @ sưu tầm