Bên dưới những đầu tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh, các nhà khoa học đă t́m ra được một loại vi khuẩn có khả năng kéo dài tuổi thọ ở cả con người và động vật. Đồng thời, loại vi khuẩn này c̣n có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Cách đây hơn 50 năm, các nhà khoa học t́m thấy một loại thuốc tự nhiên ẩn trong lớp đất trên đảo Phục Sinh, dưới bóng những đầu tượng Moai khổng lồ nổi tiếng. Sau nửa thế kỷ nghiên cứu, họ đă thu được nhiều kết quả khả quan về đặc tính chống lăo hóa của loại thuốc này, theo Ancient Code.
Thuốc rapamycin được đặt theo cái tên Rapa Nui, cách gọi đảo Phục Sinh ở Thái B́nh Dương trong tiếng bản xứ. Đây là loại thuốc do một vi khuẩn sống dưới bóng tượng khổng lồ trên đảo sản xuất, có khả năng kéo dài tuổi thọ và cải thiện một số t́nh trạng liên quan tới lăo hóa.
Rapamycin lần đầu được phát hiện bởi nhà vi trùng học Georges Nógrády ở Đại học Montreal, Canada, năm 1964. Những đặc tính chống lăo hóa của nó bộc lộ trên nhiều sinh vật khác nhau. Thử nghiệm trên ruồi giấm, chuột, chó và thậm chí cả con người đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tỏ ra thận trọng trước việc sử dụng thuốc rapamycin trong thời gian dài.
Năm 1969, nhóm nghiên cứu tại công ty dược Ayerst Pharmaceutical ở Mỹ phát hiện chất ức chế miễn dịch nhắm đến protein tên mTOR trong thuốc. Họ tin chắc đây là hệ thống trung tâm phát tín hiệu dinh dưỡng, có thể ngăn tế bào ung thư phân chia. Sau phát hiện, các nhà nghiên cứu cố gắng t́m hiểu thêm thông tin về rapamycin, bao gồm khả năng chống lại các khối u cứng và ngăn cản hiện tượng đào thải diễn ra ở những bệnh nhân phẫu thuật cấy ghép.
"Phần lớn những ǵ chúng tôi biết cả về mặt chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ đều phát huy tác dụng trên loài chuột. Chúng tôi không biết nó có công hiệu tương tự ở người hay những động vật có vú khác hay không", nhà nghiên cứu Adam Salmon ở Viện Tuổi thọ và Nghiên cứu lăo hóa Barshop, Mỹ, cho biết.
Nghiên cứu tiến hành trên men, giun tṛn và ruồi giấm cho thấy việc ức chế hoạt động của protein mTOR giúp kéo dài tuổi thọ. Trong một nghiên cứu vào năm 2009, các nhà khoa học nhận thấy tuổi thọ của những con chuột trưởng thành tăng 6 - 9% khi sử dụng rapamycin.
Đầu tháng 7, các chuyên gia ở Đại học Washington, Mỹ, thử nghiệm tác động của rapamycin trên loài chó. Sau vài tuần tiến hành, kết quả đầu tiên họ thu được hé lộ những con chó tiêm rapamycin có chức năng tim cải thiện. Nghiên cứu do nhà sinh vật học Matt Kaeberlein và đồng nghiệp Daniel Promislow thực hiện.
Dù vẫn tiếp tục thử nghiệm, nhóm nghiên cứu chưa rơ liệu rapamycin có an toàn để sử dụng trong thời gian dài hay không. "Nó chưa phải là phương thuốc tối ưu, nhưng có tác dụng khá tốt. Nếu có thể điều chỉnh theo hướng tốt hơn, tôi cho rằng cơ hội này thực sự thú vị", Brian Kennedy, chủ tịch Viện Nghiên cứu Lăo hóa Buck, chia sẻ.