Đây là những bức ảnh cực hiếm về diện mạo Dinh Độc Lập thập niên 1920. Dinh Norodom - tiền thân của Dinh Độc Lập - là một trong những công trình kiến trúc hoa mỹ nhất Đông Dương thời thuộc địa được khánh thành năm 1871.
Dinh Norodom - tiền thân của Dinh Độc Lập - nhìn từ đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn), Sài Gòn, thập niên 1920. Dinh được khánh thành năm 1871, là một trong những công trình kiến trúc hoa mỹ nhất Đông Dương thời thuộc địa.
Từ cổng chính của Dinh Norodom nhìn vào trong Dinh. Dinh được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Hermite, người từng thiết kế Tòa thị chính Hồng Kông.
Một góc nhìn khác từ khu vực cổng chính. Dinh gồm một tòa nhà lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, nằm trong một khuôn viên rộng 12 ha với nhiều cây xanh và thảm cỏ.
Toàn cảnh Dinh Norodom thập niên 1920, góc nhìn chính diện từ sau cổng chính. Dinh là nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ (1871-1887), Toàn quyền Đông Dương (1887-1906) và các cơ quan thuộc Phù Toàn quyền (1906-1945).
Dinh Norodom nhìn từ con đường chạy vòng theo bãi cỏ hình tròn dẫn vào Dinh. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật. Đến khi Nhật bại trận, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh trở thành trụ sở của Cao ủy Pháp tại Đông Dương.
Bãi cỏ hình tròn trước Dinh, thập niên 1920, lúc này hai bên bãi cỏ còn có hai bụi tre. Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Dinh Norodom đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Nhà bát giác trong khuôn viên Dinh Norodom, ngày nay vẫn còn, nằm gần góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Sau biến cố 1962, Tổng thống Diệm đã cho xây một Dinh Độc Lâp mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, là công trình được biết đến ngày nay.
Dinh Norodom nhìn từ vườn cây gần nhà bát giác thập niên 1920.
Cái nhìn toàn cảnh từ máy bay.
Khung cảnh lộng lẫy của Dinh Norodom buổi tối, một thế kỷ trước.
VietBF@ sưu tầm.