Bản đồ Crimea 2014. (Ảnh: Maximilian Dörrbecker/Wikipedia.org)
Quân đội Ukraine được cho là đang cố gắng phá vỡ các tuyến tiếp liệu hậu cần của Nga ở Crimea và biến bán đảo này trở thành cơn ác mộng lớn với Moscow.
Nhiều chuyên gia quân sự Ukraine tin rằng Crimea đang là một điểm yếu kém của Nga. Theo họ, bán đảo này lúc đầu được Moscow đánh giá là sẽ mang lại lợi ích về chiến lược, song hóa ra đă ngược lại. Bởi v́ các cuộc tấn công vào chiếc cầu chiến lược Kerch và các tuyến phà không chỉ gây ra thiệt hại to lớn mà c̣n mang tính phá hủy hệ thống dự trử tiếp liệu hậu cần của quân Nga. Ngay cả hạm đội Biển Đen của Nga cũng đă phải rút lui về các cảng phía xa do bị đánh ch́m khá nhiều chiến hạm lớn nhỏ.
Với những cuộc tấn công tầm xa dữ dội và liên tục vào Crimea trong thời gian gần đây, quân đội Ukraine được tin là đang chuẩn bị một chiến dịch tấn công bằng bộ binh nhằm giành lại bán đảo này từ tay Nga. Vấn đề là cách đây mấy tháng trước, Tổng thống Zelensky dă tỏ ra không mấy lạc quan về khả năng giành lại bán đảo Crimea, và cả vùng Donbas, qua các biện pháp quân sự. Bởi v́ ông cho rằng Ukraine không có đủ nguồn lực để thực hiện việc đó. Theo ông, Ukraine chỉ có thể lấy lại Crimea qua con đường ngoại giao.
Rất có thể lời tuyên bố thiếu lạc quan đó của ông Zelensky chỉ là tṛ đánh lừa khiến cho Nga mất cảnh giác trong việc pḥng thủ bảo vệ Crimea. Nghĩa là có thể ông Zelensky tuy nói vậy mà không phải là vậy.
Tóm lại, Crimea sẽ được Ukraine
"giải phóng" lại hay không? Nếu được th́ qua con đường ngoại giao hay quân sự?
Để rơ câu trả lời này, có lẽ người ta phải chờ xem. Trong lời chúc mừng năm mới gởi đến quốc dân, ông Zelensky thề rằng
"Nga sẽ phải trả giá thật đắt cho những tội ác mà nước này đă gây ra cho Ukraine".
Có thể lời thề của ông sẽ trở thành sự thật. Nga nếu có vay th́ sẽ phải có trả. Đời là vậy thôi!
***
Vào đầu năm mới 2025, Âu Châu đă chấm dứt nhập khí đốt từ Nga đi ngang qua Ukraine. Số lượng khí đốt hàng năm từ Nga qua Ukraine đến Âu Châu là 130 tỷ m3. Giờ đây con số này là bằng 0.
Đây là điều đă được biết trước sau khi thỏa thuận trung chuyển giữa Moscow và Kyiv bị đổ vỡ do Ukraine từ chối không đồng ư gia hạn. Âu Châu không v́ chuyện này mà rơi vào thế bị động. Trước đó họ đă t́m được những nguồn cung mới từ Hoa Kỳ và Na Uy để ngăn t́nh trạng thiếu hụt năng lượng cho người dân trong mùa đông này.
Việc mất đi 800 triệu USD hàng năm của Ukraine từ khoản thu lệ phí vận chuyển từ Nga chỉ là con số nhỏ so với số tiền 5 tỷ USD mà Nga bị thất thu từ việc ngưng bán khí đốt cho Âu Châu qua Ukraine. Vậy là với Nga và Âu Châu, mối giao dịch giữa kẻ bán người mua đă chấm dứt từ đây. Chính mối giao dịch này từng khiến cho Moscow tưởng rằng có thể bắt chẹt được Âu Châu một khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraine.
Trong nỗi cay cú, Moscow cho rằng Kyiv và Washington phải
"chịu trách nhiệm" về việc ngưng cung cấp khí đốt của Nga tới Âu Châu qua Ukraine. Và rằng Hoa Kỳ, EU và Ukraine đă hi sinh phúc lợi của người dân nước ḿnh để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế của Mỹ.
Trong một chừng mực nào đó, Moscow đă không sai khi nói như thế. Chỉ là họ cố t́nh không nói ra chi tiết đầy đủ. Đó là lợi nhuận mà kinh tế Mỹ thu được từ việc bán khí đốt cho Âu Châu sẽ được sử dụng để hỗ trợ về mặt quân sự cho Ukraine. Và EU cũng chấp nhận ít nhiều các thiệt tḥi khi phải mua khí đốt của Mỹ với giá cao hơn so với giá mua khí đốt của Nga, miễn là điều đó có lợi cho cuộc chiến đấu của Ukraine, mà cuộc chiến đấu này đâu chỉ cho Ukraine mà c̣n cho chính Âu Châu. Nghĩa là EU chẳng có mất đi đâu để mà lo.
Chính Nga mới là bên bị thiệt tḥi nhất v́ không những mất toi đi 5 tỷUSD mỗi năm, mà c̣n phải chứng kiến một Ukraine luôn vững mạnh nhờ sự trợ giúp bền bỉ của Hoa Kỳ và EU.
Rốt cuộc, trong khi hậm hực lên tiếng đổ tội cho Hoa Kỳ và Ukraine, Moscow lại cho thấy chính họ là kẻ đă bị thua đau. Giờ đây hẳn Moscow đang thấm thía một điều rằng, việc nước lớn như Nga đánh bại nước nhỏ như Ukraine tưởng là điều không khó nhưng hóa ra lại là điều khó không tưởng!