Sáng ngày 15/2, người dân ở vùng Chelyabinsk của Nga đă vô cùng hoảng loạn khi một quả cầu lửa khổng lồ lao ngang qua bầu trời. Vụ nổ, do một sao băng nhỏ gây ra khi tiến vào bầu khí quyển, đă khiến 1200 người bị thương do cửa sổ kính bị thổi bay.
Hố lớn trên hồ băng Chebarkul được cho là do thiên thạch trong vụ mưa sao băng ở Nga gây ra.
Hàng chục video về đường đi của sao băng và hậu quả nó gây ra nhanh chóng xuất hiện trên mạng, cùng với đó là phân tích của các nhân chứng cũng như các thông số đo đạc từ các thiết bị khoa học được các nhà khoa học đưa ra đă được t́m hiểu nhiều nhất từ trước tới nay đối với một vụ rơi thiên thạch.
Dưới đây là một số câu hỏi chính liên quan đến sự kiện này.
1.Sao băng lớn tới đâu?
Các tính toán mới chỉ là sơ khởi, song NASA nhận thấy đây là sao băng lớn nhất từ trước tới nay, kể từ sự kiện sao băng Tunguska vào năm 1908, đă san phẳng hàng trăm héc ta vùng rừng xa xôi ở Siberia.
Cũng theo NASA, sao băng rộng 15m trước khi nó tiến vào bầu khí quyển trái đất, như vậy là nhỏ hơn nhiều so với Tunguska với đường kính khoảng 40m. Nó cũng chỉ bằng 1/3 kích thước của 2012 DA14, một tiểu hành tinh bay sượt qua trái đất vào chiều cùng ngày, thứ sáu 15/2. 2012 DA14 có kích thước tương đương với Tunguska.
Tuy nhiên, sao băng ở Nga lớn hơn sao băng đă “tấn công” Indonesia vào ngày 8/10/2009.
2. Nó có liên quan ǵ đến 2012 DA14?
Hiện tượng mưa sao băng ở Nga xuất hiện đúng vào ngày 2012 DA14 bay sượt qua trái đất. Nhưng đây chỉ là sự trùng hợp kỳ lạ của vũ trụ. Các video về thiên thạch ở Nga cho thấy nó đi từ bắc sang nam, trong khi DA14 đi theo hướng ngược lại từ nam tới bắc. Điều này chứng tỏ hai thiên thể này hoàn toàn không liên quan đến nhau mà chỉ nhắc chúng ta nhớ rằng trái đất của chúng ta đang bị “bủa vây” bởi một hệ thống đầy rẫy những “mảnh đạn” bay.
3. Sự kiện này có diễn ra thường xuyên?
Những vụ nổ sao băng lớn không diễn ra hàng ngày, đặc biệt là trên những vùng đông dân cư, nhưng không phải là không xảy ra. Theo nhà vật lư Mark Boslough tại Các pḥng thí nghiệm quốc gia Sandia, New Mexcio, Mỹ, các sao băng có cùng kích thước tiến vào bầu khí quyển vài năm một lần hoặc một thập niên một lần.
4. Tại sao sao băng phát nổ?
Sao băng chỉ là một cḥm đá, v́ vậy điều ǵ làm nó phát nổ? Đơn giản là tốc độ.
Năng lượng động lực, tức năng lượng của một sao băng đang rơi rất lớn. Theo Bill Cooke, người đứng đầu Văn pḥng môi trường sao băng của NASA, cho hay sao băng ở Nga tiến vào bầu khí quyển với tốc độ 64.374 km/h.
Cḥm đá hay sao chổi gây ra sự kiện 1908 Tunguska ước tính đă tiến vào bầu khí quyển ở tốc độ 53.913 km/h. “Giống như thuốc nổ TNT phát nổ, rất nhiều năng lượng”, Boslough cho hay.
5. Tiểu hành tinh, thiên thạch và sao băng khác nhau như thế nào?
Các thuật ngữ liên quan đến các vật thể ở gần trái đất có thể rất hay bị nhầm lẫn. Tiểu hành tinh là những vật thể bằng đá ở trong vụ trụ, nhỏ hơn hành tinh. Chúng không có bầu khí quyển, nhưng có trọng lực, đôi khi là quay quanh tiểu hành tinh khác.
Sao băng là tiểu hành tinh, mảnh vỡ của sao chổi hoặc các vật thể vũ trụ khác tiến vào bầu khí quyển trái đất hoặc bị đốt cháy. Nếu bạn nh́n thấy một ngôi sao đang rơi, th́ đó là sao băng.
Thiên thạch là các sao băng tiến vào bề mặt trái đất. Chúng rất khó t́m.
6. Chúng ta có thể thấy được tiểu hành tinh đang tới?
Người Nga đă không dự đoán được các vụ nổ trên bầu trời sáng ngày thứ sáu. Nhưng có cả tin tốt lẫn tin xấu về khả năng chúng ta biết được những khối đá vũ trụ nguy hiểm đến mức nào.
Tin tốt là các nhà nghiên cứu NASA đă tính toán được đường đi của ít nhất gần 90% những tiểu hành tinh gần trái đất có chiều ngang hơn 1km. Những khối đá vũ trụ nhỏ hơn khó dự đoán hơn. Các nhà thiên văn học đă quan sát chỉ khoảng 30% các tiểu hành tinh có chiều rộng 100m đến gần trái đất. Những tiểu hành tinh này có thể gây nguy hiểm lớn nếu tiến vào bầu khí quyển trái đất. Chỉ khoảng 1% những khối đá nhỏ hơn như 2012 DA14 được biết đến.
Với độ rộng 45m, 2012 DA14 và những thiên thể tương tự lớn gấp 3 lần kích thước của khối đá đă làm vỡ cửa kính và làm hơn ngh́n người bị thương ở Nga ngày hôm qua. Sao băng ở Nga tiến vào trái đất vào ban ngày, khi trời quang mây tạnh, khiến kính viễn vọng không thể quan sát được. Kính viễn vọng chỉ rà soát bầu trời đêm.
7. Liệu có thiên thạch trong vụ Chelyabinsk?
Cho đến nay chưa rơ liệu có thiên thể nào rơi xuống đất sau vụ nổ sao băng trên bầu trời Nga. Đài tiếng nói nước Nga cho biết cho đến giữa ngày thứ sáu, không có thiên thạch nào được t́m thấy. Trong khi đó, Russia Today, đă đăng tải một bức ảnh và một đoạn video lên Twitter cho thấy một lỗ lớn ở hồ băng Chebarkul do mảnh vỡ thiên thạch gây ra.
Phan Anh
Theo
LiveScience