Công ty tôi có khách hàng tại Việt Nam là 82 và ở nước ngoài là 95. Trong số 82 đối tác, chỉ có 15 người hoàn toàn tin tưởng về sự an toàn khi giao dịch. C̣n trong 95 đối tác kia th́ chỉ có 5 đối tác là chúng tôi phải dè chừng.
Tôi trở lại với bài viết này v́ có khá nhiều phản hồi như là “mệnh lệnh”, khá nôn nóng “ra lệnh” cho tôi phải báo cáo kết quả cuộc hôn nhân với người chồng Tâynày. Cơ sở phản ánh của tôi không chỉ dựa trên cuộc sống cá nhân như đă nói, tôi có những người bạn từ đại học cho đến công sở, biết được 4 người đang kết hôn với chồng nước ngoài, ngoài ra c̣n một số người khác không thân lắm. Các bạn nếu có đọc bài này hẳn biết tôi đang nói đến họ.
Những người bạn này đă kết hôn 5-12 năm, cách vài ba năm lại thấy vợ chồng cùng về Việt Nam thăm gia đ́nh. Tôi không khẳng định nội bộ họ như thế nào nhưng đến nay vẫn sống hạnh phúc, ít ra là từ những ǵ họ nói và những ǵ tôi đang thấy, c̣n về vấn đề nội bộ tôi phải lấy trải nghiệm cá nhân ra nói như trong lần trước. Có một vài vấn đề nên bàn đến và cần những dẫn chứng thật nên bài viết của tôi có thể đôi lúc sẽ thiếu sự nhă nhặn nếu phải vậy.
Vấn đề “vẫn c̣n nhiều đàn ông Việt tốt”: Đánh giá thực trạng người ta thường lấy mẫu số chung của số đông, tôi cũng nói là số nhiều chứ không phải tất cả. Nếu muốn nói rằng tôi phải quen phần lớn 1/2 triệu đàn ông Việt để đưa ra ư kiến th́ là điều không thể, nhưng sống trong một cộng đồng, nhận nhiều phản ánh tương tự từ trong cộng đồng đó về một tính chất th́ đó là tính chất chung.
Tôi thấy giống trong môi trường kinh doanh vậy, công ty tôi có khách hàng tại Việt Nam là 82 và ở nước ngoài là 95, trong số 82 đối tác, chỉ có 15 người hoàn toàn tin tưởng về sự an toàn khi giao dịch. C̣n trong 95 đối tác kia th́ chỉ có 5 đối tác là chúng tôi phải dè chừng. Đề pḥng ở đây là v́ những đối tác đó khi kư hợp đồng xong đôi lúc lại không thực hiện, thực hiện nửa chừng hoặc t́m cách ép giá, chữ kư đối với họ không có tính uy tín như những đối tác kia. Tiêu chí theo số đông là vậy.
Kết hôn với chồng Tây là ảo tưởng về cuộc sống giàu có, hạnh phúc, thủy chung: Người Tây họ sống rất thực tế. Kết hôn đối với họ không phải là muốn người này phải lệ thuộc vào người kia và không có ai phải bao bọc ai cả, đối với họ là sự hỗ trợ. Họ xem người bạn đời sẽ là người vợ, người t́nh, người bạn, người đồng nghiệp. Không có chuyện ảo tưởng trong hôn nhân, có muốn cũng không được. Cả 2 cần phải hiểu những cảm xúc tinh tế của nhau, có tính tự chủ ư kiến phản biện để khơi gợi giải quyết vấn đề đồng thời phải linh hoạt để thấy tính hợp lư của vấn đề. Hạnh phúc không phải tự nhiên có mà cần sự cộng hưởng, chia sẻ giữa 2 người là vậy. Về phía đàn ông Việt, các anh xem mục đích hôn nhân của các anh là ǵ?
Chi tiêu trong gia đ́nh có sự rạch ṛi? Không hẳn là vậy, chồng tôi vẫn chi trả phần lớn các khoản chi tiêu và tự anh ấy muốn vậy, tôi cũng muốn tự chi trả các khoản có thể chi mà chẳng ai phải lưu sổ sách ǵ cả. Nếu có chia trả th́ cũng có sao? Lúc chưa kết hôn tự ḿnh chi cho ḿnh được th́ sao sau khi kết hôn phải muốn người khác trả? Tôi thấy tính ṣng phẳng vẫn giúp cho các mối quan hệ được lâu dài. Vấn đề có thủy chung hay không là vấn đề không giới hạn ở Tây hay Việt, nam hay nữ, chỉ có điều sau quăng thời gian sống trung thực với cảm xúc của ḿnh giữa 2 người, hăy chấp nhận khi cảm xúc đă hết, hăy dám đối diện với những điều đến và đi, đó là kỹ năng mềm trong cuộc sống.
Chồng Việt sống có trách nhiệm và có tính gia đ́nh hơn chồng Tây: Gửi tác giả TN30 với câu trích “cứu ḿnh trước khi cứu người khác", không biết bạn trích ở đâu chứ tôi được biết qua một người nước ngoài nói họ được dạy rằng “Cứu ḿnh trước khi người khác cứu”. Bạn có chứng kiến gia đ́nh nước ngoài nào đang hạnh phúc mà vợ đau chồng bỏ mặc không? Tôi chưa ốm nên cũng không biết. Chỉ thấy gia đ́nh nước ngoài khi người vợ mang thai, cô ấy ngồi làm trên vi tính c̣n người chồng nấu bát súp mang đến. Chồng tôi vẫn có thể pha tôi ly cà phê, nấu cho tôi vài bữa ăn, tôi cũng có thể làm lại như vậy nhưng ngược lại nếu anh ấy bị cúm bác sĩ bảo có nguy cơ lây nhiễm, tôi cũng sẽ không hôn, sao phải hôn trong lúc này mới chứng tỏ t́nh yêu? Tôi chẳng phải đang đóng phim.
Nếu nói trách nhiệm của người đàn ông là lo đầy đủ về mặt tài chính cho vợ con th́ tôi đang nói “đối với phụ nữ hiện đại” điều này không phải quan trọng nhất mà là cảm xúc thật, sống ra sao mới là chính yếu, thường ngày có quan tâm đến tâm trạng của nhau không, có lắng nghe không, có chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui của nhau không, có khích lệ nhau vượt qua không, đó mới là gia đ́nh thực sự. Bạn có thấy nước ngoài họ thường dành một góc ở vị trí trang trọng và đẹp trong nhà để đặt những tấm h́nh ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng con cái cạnh nhau không? Các bạn có thấy trong những đám tang họ không khóc nức nở kêu gào mà nỗi đau của họ lắng đọng rất lâu với kỷ niệm không? Ai từng hiểu người Tây hẳn biết điều này.
"Ly hôn là không nghĩ cho gia đ́nh, cho con?": Quan điểm này rất chủ quan. Vừa rồi bạn gửi con sang nhà nhờ tôi xem chừng một lúc v́ cô ấy có việc đi đâu đó. Tôi lấy bánh cho đứa bé, mới 9 tuổi mà nước mắt rưng rưng, khi tôi hỏi th́ mếu máo “Cô ơi, ba mẹ con căi nhau, ba ném cái ly xuống đất rồi đi mất” rồi ̣a khóc, dỗ măi nó không nín. Trước đó gia đ́nh bạn tôi cũng có những chuyện lục đục, cũng nhiều lần lớn tiếng trước mặt con cái. Bạn có thể tin trong ḷng đứa bé không bắt đầu xuất hiện những vết thương? Thương con th́ sao để cho nó chứng kiến những cảnh này?
Bạn có chắc khi lớn lên nó sẽ không trở nên có định kiến như luôn ghét một điều ǵ đó? Đây chỉ là trường hợp đơn giản nhất. Nếu muốn ly hôn nhưng v́ con mà ở lại, bạn xem bạn ở lại bằng cách nào, con bạn được ǵ trong cuộc sống giả tạo này? Giống như có lời khuyên rằng kết hôn đại để sau này về già có người chăm sóc, tâm sự th́ thật sự tôi cũng chưa hiểu người ta muốn nói ǵ khi mà bây giờ sống c̣n không được, hay sống trong bi kịch th́ sao lại chắc rằng khi về già cuộc sống sẽ tốt hơn?
Vấn đề kết hôn ngoài 30 tuổi ở phụ nữ: Theo nghiên cứu hiện nay, độ tuổi đẹp nhất để kết hôn ở nữ giới là 29-30 v́ sự chín chắn và nhiều mặt tốt khác có thể t́m hiểu đọc thêm. Điều tôi lấy làm lạ là khi nói tôi kết hôn ở tuổi 32 lập tức đàn ông ở Việt cho là ế qua sự phản hồi, dù tôi đă kết hôn, và nhất là khi đă kết hôn lần 2 ở tuổi 37. Các anh có nhận ra điều ǵ không? Tư tưởng và định kiến lạc hậu các anh khư khư giữ chặt đến nỗi bỏ qua tất cả các thực tế đang diễn ra.
Thứ nhất, nếu 29-30 là tuổi đẹp nhất th́ 31-32 là tuổi đẹp nh́ đấy chứ? Thứ 2, các anh định nghĩa thế nào mà ngay khi người đó nói đă có chồng các anh vẫn cho người đó ế? Định kiến các anh thật đáng sợ phải không? Tôi mà là người sống theo định kiến ảo như vậy th́ có lẽ ở tuổi 30 tôi đă đóng cửa con đường t́nh duyên với một gă nát rượu nào đó. Mà các anh kết hôn dựa trên tuổi tác hay t́nh yêu nhỉ? Chứ nước ngoài tôi thấy họ thường yêu trước khi biết tuổi.
Thứ 3, các anh bảo rằng có người này người khác, cảnh này cảnh khác khi xét về vấn đề nào đó nhưng thấy phụ nữ ngoài 30 tuổi chưa kết hôn các anh quy chụp ngay là ế. Thế các anh có tự tin mà nói rằng ngỏ lời cầu hôn với bất ḱ phụ nữ nào th́ người phụ nữ đó sẽ đồng ư ngay không? Có đúng là đàn ông Việt tốt đến nỗi phụ nữ gặp người nào là lấy ngay được người đó không? C̣n nếu xác suất đàn ông Việt tốt hay phù hợp mà quá ít th́ đối với phụ nữ hiện nay chắc kết hôn không chỉ ngoài 30 tuổi mà có lẽ phải đến 40. Sao các anh tự tin là người phụ nữ thời nay chỉ bận tâm đến mỗi việc kết hôn theo cách phải có nếu không có người phù hợp?
Kết hôn v́ t́nh yêu vẫn luôn là tiêu chí của tôi và tôi nghĩ điều đó sẽ vẫn không thay đổi cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Duy tŕ t́nh yêu sau hôn nhân c̣n khó hơn. Đàn ông Tây đối với phụ nữ cũng như họ xem người bạn đời là người vợ, người t́nh, người bạn, người đồng nghiệp: chính tư tưởng này duy tŕ t́nh yêu, sự lăng mạn và gắn bó trong hôn nhân. V́ vậy tôi đưa ra quan điểm lấy chồng Tây với phụ nữ Việt hiện đại nếu đàn ông Việt không mở ḷng, điều chỉnh để ḥa nhập vào sự thay đổi chung với thế giới hiện nay.
Nguồn: Thy/ VNE