Elon Musk và nhiều người khác đă "cố t́nh" chia sẻ 1 video ngắn nói rằng, nhiều người nổi tiếng ở Mỹ đă nhận tiền từ USAID để đi đến Ukraine, giúp gia tăng sự ủng hộ dành cho Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.
Tài tử Ben Stiller gặp gỡ Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. (Nguồn: AFP)
Tỷ phú Elon Musk, con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số người bảo thủ nổi tiếng khác đă cho chia sẻ một video, với nội dung trích dẫn từ nguồn trang tin
E! News nói rằng,
"Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đă trả hàng triệu đô la cho những người nổi tiếng để họ đến thăm Ukraine và làm tăng thêm sự ủng hộ dành cho Tổng thống Vladimir Zelensky".
Trong số những người nổi tiếng được đề cập có hai ngôi sao là Angelina Jolie và Ben Stiller. Tuy nhiên các hoạt động kiểm chứng thông tin của hăng tin Pháp
AFP cho thấy những cáo buộc do đoạn video đưa ra là
"hoàn toàn sai sự thật".
Sự việc này đă gây ồn ào trên mạng sau khi
"I Meme Therefore I Am", một tài khoản theo đường lối cu76 hửu bảo thủ nổi tiếng trên mạng xă hội X, cho đăng đoạn video nêu trên kèm theo một ḍng trạng thái với nội dung:
"Bạn có biết rằng USAID đă dùng tiền thuế của dân để tài trợ cho các chuyến đi của những người nổi tiếng đến Ukraine. Tất cả chỉ để làm tăng sự ủng hộ cho ông Zelensky trong cộng đồng người Mỹ không?"
Bài viết được cho đăng lên vào ngày 5/2/2025 lập thức đă thu hút hàng triệu lượt xem và rất nhiều lượt
"thích". Tuy nhiên theo
AFP, tài khoản này đă từng cho phát tán rất nhiều thông tin sai lệch trước đây, bao gồm cả tin giả về người lănh đạo Ukraine ông Zelensky.
Tỷ phú Musk, được Tổng thống Mỹ Donald Trump giao nhiệm vụ cải tổ chính phủ liên bang, cũng đă nhanh chóng cho đăng lại đoạn video cho hơn 216 triệu người theo dơi, trên nền tảng mà ông đang là chủ nhân. Donald Trump Jr, con trai cả của Tổng thống Trump, và Sidney Powell, cựu luật sư của ông cũng đă chia sẻ đoạn video.
Trên thực tế,
AFP đă đi xác minh và thấy đoạn video dài 36 giây này được tạo ra dưới h́nh thức nhại theo một bản tin video của trang giải trí
E! News, với logo của trang này xuất hiện xuyên trong suốt nội dung của clip này. Video tuyên bố, USAID
"đă tài trợ cho các chuyến thăm của người nổi tiếng Mỹ đến Ukraine" sau Nga xua quân xâm lược Ukraine, nhằm làm
"tăng sự ủng hộ của ông Zelensky trong ḷng khán giả nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ".
Video cáo buộc
USAID đă trả 20 triệu USD cho ngôi sao Angelina Jolie, 5 triệu USD cho diễn viên Sean Penn, 8 triệu USD cho ngôi sao Orlando Bloom, 4 triệu USD cho Ben Stiller và 1,5 triệu USD cho Jean-Claude Van Damme.
Các bài chia sẻ lại bài viết của tài khoản
"I Meme Therefore I Am" đă thu hút hàng triệu lượt tương tác trên X và những nền tảng khác. Chúng lan truyền rất mạnh mẽ khi Musk công bố quyết định cho đóng cửa
USAID, một cơ quan to lớn đă từng tài trợ cho hàng loạt chương tŕnh nhằm
"thúc đẩy dân chủ", "giảm đói xóa nghèo" cho khoảng 120 quốc gia.
Đoạn video được AFP xác định là hoàn toàn "giả mạo". (Nguồn: AFP)
Nhưng trong một lá thư điện tử gửi cho
AFP, một phát ngôn viên của
E!News nói rằng video và câu chuyện trong đó
"không có thật và không bắt nguồn từ E! News". Mặc dù mỗi diễn viên được nêu tên ra trong video đều có đến Ukraine, nhưng không tồn tại bất cứ bằng chứng nào cho thấy USAID đă chuyển tiền cho họ.
Cụ thể là bà Jolie, một nhân vật tài trợ lớn cho các nỗ lực nhân đạo trên toàn thế giới, đă đến thăm Ukraine vào năm 2022. Khi ấy bà đang giữ vai tṛ là đặc phái viên cho Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (
UNHCR), nhưng đă thực hiện chuyến đi này với tư cách cá nhân.
Sean Penn đă đến Ukraine vào năm 2022 khi quay một bộ phim tài liệu về cuộc chiến và về ông Zelensky. Tài tử Stiller đă gặp vị đứng đầu Ukraine trong cùng năm đó khi đến thăm với tư cách là
"đại sứ thiện chí cho UNHCR". C̣n ông Bloom có gặp Zelensky vào năm 2023 với tư cách là
"đại sứ thiện chí của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF)". Trong khi đó tài tử Van Damme đă đến Ukraine vào năm 2022
"để truyền tải thông điệp về hi vọng và ḥa b́nh".
Stiller cũng lên tiếng về nội dung đoạn video giả mạo nói trên, nói rằng ông đă tự trả tiền cho chuyến thăm Ukraine của ḿnh vào năm 2022, và không có khoản tiền nào do USAID tài trợ.
"Tôi tự chi trả toàn bộ cho chuyến đi nhân đạo của ḿnh đến Ukraine. Không có khoản tài trợ nào từ USAID và chắc chắn không có khoản thanh toán nào dưới bất cứ h́nh thức nào. Sai 100%", nam tài tử này chia sẻ.
Trong một bản tuyên bố đưa ra hôm 6/2,
UNHCR cho biết Stiller
"không được trả công cho công việc của ḿnh với UNHCR và tự chi trả cho chuyến đi của ông". Hướng dẫn của LHQ về việc chỉ định sứ giả ḥa b́nh và sại sứ thiện chí cũng nêu rơ:
"Sứ giả ḥa b́nh và đại sứ thiện chí sẽ không có nhận lương, mặc dù họ được trả một khoản tiền tượng trưng 1 USD mỗi năm hoặc tương đương".
Luật sư của tài tử Penn, ông Mathew Rosengart, chia sẻ với
AFP rằng những tuyên bố trong video về việc USAID trả tiền cho nam diễn viên là
"hoàn toàn sai sự thật, láo khoét, nguy hiểm và vô trách nhiệm".
"Quỹ USAID chưa bao giờ được đem sử dụng để chi trả cho chuyến đi của Sean Penn tới Ukraine. Ông Penn tự chi trả cho chuyến đi của ḿnh", Rosengart cho biết trong một bản tuyên bố đưa ra hôm 6/2.
"Nếu những tuyên bố sai sự thật, liều lĩnh và mang tính phỉ báng này tiếp tục xuất hiện, ông Penn sẽ cho thực hiện mọi hành động về pháp lư thích hợp".
Theo
AFP, không có bất cứ bằng chứng nào về các khoản thanh toán của USAID cho bất cứ người nổi tiếng nào được nêu tên trong video trên
usaspending.gov, một trang nguồn dữ liệu mở chính thức biên soạn thông tin về các chi tiêu của chính phủ liên bang Hoa Kỳ./.