Kỷ nguyên vàng của Mỹ bắt đầu
Một trong những hành động đầu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là chấm dứt lệnh tạm dừng cấp phép xuất khẩu cho các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới - một phần trong nỗ lực nhằm tăng sản lượng năng lượng của Mỹ và phá bỏ các chính sách về khí hậu của người tiền nhiệm Joe Biden.
Trước khi cựu Tổng thống Biden ban hành sắc lệnh tạm dừng phê duyệt các dự án LNG mới vào đầu năm 2024, Mỹ đă vươn lên trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới với tốc độ đáng kinh ngạc.
Những chuyến hàng chở LNG bằng đường biển của Mỹ đến hàng chục quốc gia khắp thế giới. Ảnh: AlexLMS/Shutterstock
Các chuyến hàng LNG đầu tiên bắt đầu vào năm 2016 và trong ṿng 8 năm tiếp theo đó, Mỹ đă làm lu mờ tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, diễn đàn Just Security (thuộc Trường Luật của Đại học New York, Mỹ) b́nh luận.
Khi nhu cầu khí thiên nhiên (NG) gói gọn trong một quốc gia, người ta dùng đường ống dẫn khí để vận chuyển nó. Nhưng khi nhu cầu quốc tế tăng cao, người ta phải hóa lỏng nó (thành LNG) ở mức nhiệt -162 độ C. Sau khi hóa lỏng, thể tích của LNG nhỏ hơn 600 lần so với NG. Từ đó giúp việc lưu trữ, vận chuyển, giao thương trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Nhờ có các trạm LNG và tàu vận chuyển cỡ lớn mà Mỹ đă đưa LNG đi đến gần 50 quốc gia trên toàn cầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, công suất xuất khẩu LNG cơ bản của Mỹ đă tăng từ khoảng 1 tỷ feet khối/ngày (Bcf/d) vào năm 2016 lên khoảng 11,44 Bcf/d vào cuối năm 2023. Tổng công suất xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2023 là khoảng 14,01 Bcf/d.
Nếu như năm 2016, tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ trung b́nh là 0,5 Bcf/d tới 17 quốc gia th́ đến năm 2023, tổng lượng LNG xuất khẩu của nước này là 11,90 Bcf/ngày tới 43 quốc gia trên toàn thế giới.
Công ty phân tích năng lượng của Na Uy Rystad Energy nhận định, chương tŕnh nghị sự ủng hộ năng lượng của Tổng thống Trump bao gồm việc cấp phép nhanh cho các dự án LNG bị đ́nh trệ, đảo ngược các lệnh ngừng cấp phép dưới thời ông Biden và tăng thời hạn cho thuê đất liên bang để sản xuất khí đốt.
Nếu được thực hiện trôi chảy, công suất xuất khẩu LNG của Mỹ c̣n có thể bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa. EIA ước tính công suất xuất khẩu LNG danh nghĩa sẽ tăng lên 21,2 Bcf/d (đỉnh 25,2 Bcf/d) vào năm 2028 khi 3 dự án xuất khẩu LNG khác của Mỹ hiện đang được xây dựng - Golden Pass LNG, Rio Grande LNG và Port Arthur LNG - hoàn thành.
Công suất này có thể giúp Mỹ tiếp tục củng cố vị thế là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong những năm tới.
Sự mở rộng này rất quan trọng để Mỹ trở thành một nhân tố chính trên thị trường LNG toàn cầu, với nhu cầu của cả thế giới dự kiến sẽ đạt gần 600 triệu tấn (Mt) vào năm 2030.
Theo các chuyên gia năng lượng, 4 năm tới dưới thời Tổng thống Trump, LNG sẽ đưa Mỹ bước vào "kỷ nguyên vàng" mới về năng lượng.
LNG từ Mỹ và Nga: Ai hấp dẫn EU hơn?
Để nói rơ hơn, lệnh tạm dừng cấp phép mới các dự án LNG của chính quyền Biden không làm mất đi vị thế là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới của Mỹ, nhưng đă gây ra nghi ngờ về việc tiếp tục mở rộng năng lực xuất khẩu LNG của Mỹ, khiến các đối tác thương mại và đồng minh lo lắng. Bởi năng lượng không chỉ là vấn đề thương mại toàn cầu, nó c̣n là vấn đề an ninh toàn cầu – và nơi sản xuất năng lượng đó có lợi thế địa chính trị lớn.
Liên minh châu Âu (EU) là một ví dụ. Việc mở rộng xuất khẩu LNG của Mỹ đă đóng vai tṛ trung tâm trong việc châu lục này chuyển hướng t́m kiếm nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang Mỹ.
Do đó, việc chính quyền Trump dỡ bỏ sắc lệnh của ông Biden gửi đi tín hiệu rơ ràng tới châu Âu rằng khí đốt của Mỹ sẽ luôn sẵn sàng miễn là EU c̣n cần, qua đó thúc đẩy sự ổn định về địa chính trị và kinh tế.
Mặc dù trong năm 2024, Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của EU (chỉ xếp sau Mỹ) nhưng EU đang hướng đến mục tiêu đến năm 2027 sẽ thay thế toàn bộ khí đốt của Nga bằng các nguồn khác.
Ngày 4/2/2025, Reuters trích số liệu từ công ty tài chính LSEG (Anh) cho thấy xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đă tăng vọt vào tháng 1/2025 do thời tiết lạnh thúc đẩy nhu cầu và giá khí siêu lạnh tăng. Cho đến nay, Mỹ tiếp tục là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho châu Âu sau những biến động chính trị giữa Nga và Ukraine.
Không chỉ phục vụ nhu cầu năng lượng, việc châu Âu chuyển hướng nhập khẩu LNG từ Nga sang Mỹ cũng mang lại lợi ích lớn về mặt môi trường.
Khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch ít carbon nhất, thải ra một nửa lượng CO2 so với than khi đốt trong nhà máy điện để tạo ra điện. Nhưng lợi ích về khí hậu này có thể bị xói ṃn do khí mê-tan (CH4) thoát ra trong quá tŕnh sản xuất, chế biến và vận chuyển khí thiên nhiên.
Mỹ đă giải được bài toán đó.
Khí đốt tự nhiên của Mỹ được sản xuất theo các quy định nghiêm ngặt về môi trường và các hoạt động sản xuất hiệu quả nhằm giải quyết những lo ngại này. Không chỉ vậy, Mỹ c̣n dẫn đầu thế giới về phát triển và triển khai các công nghệ để phát hiện, định lượng và giảm phát thải khí mê-tan, bao gồm màn h́nh giám sát mặt đất, khảo sát bằng máy bay không người lái, cảm biến máy bay, vệ tinh và kiểm soát hoạt động thời gian thực tự động cho các địa điểm sản xuất.
Mặt khác, cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga có cường độ khí mê-tan cao hơn nhiều. Trung b́nh, mỗi đơn vị khí đốt của Nga thải ra nhiều hơn khoảng 50% khí mê-tan thoát ra so với khí đốt được sản xuất tại Mỹ.
Đây không chỉ là lợi thế lớn cho các nhà sản xuất năng lượng và nhà cung cấp công nghệ của Mỹ mà c̣n có tiềm năng mang lại tiến bộ lớn trong vấn đề biến đổi khí hậu, bởi tính theo khối lượng, mê-tan (CH4) giữ nhiệt nhiều hơn khoảng 80 lần trong thời gian ngắn so với CO2 - loại khí nhà kính được biết đến nhiều hơn.
Việc loại bỏ khí thải mê-tan thoát ra khỏi chuỗi cung ứng dầu khí sẽ có tác động đến khí hậu tương tự như việc giảm lượng khí thải CO2 từ mọi ô tô và xe tải trên thế giới xuống mức bằng 0, và với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ.
Khí thiên nhiên (NG) được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như các mỏ khí và giếng dầu ngoài khơi xa. Các nguồn này chứa hỗn hợp các tạp chất khác nhau, bao gồm mêtan (CH4), etan (C2H6), propan (C3H8), butan (C4H10), thậm chí cả dầu và nước.
Sau khi làm sạch, khí thiên nhiên sẽ được hóa lỏng. NG được đưa qua các bộ trao đổi nhiệt cuộn nhôm lớn, làm mát khí xuống -162°C để biến nó thành chất lỏng, được gọi là LNG.
Thể tích khí thiên nhiên ở trạng thái lỏng nhỏ hơn khoảng 600 lần so với thể tích ở trạng thái khí. Quá tŕnh này giúp vận chuyển khí thiên nhiên đến những nơi mà đường ống không thể tới được.
Đối với vận tải biển khối lượng lớn, LNG được chất lên tàu hai thân, được sử dụng cho mục đích an toàn và cách nhiệt. Khi tàu đến cảng tiếp nhận, LNG được dỡ xuống các bồn chứa cách nhiệt tốt, sau đó được tái khí hóa bằng nhiệt để đưa vào mạng lưới phân phối đường ống.
Tham khảo: Just Security, EIA, Rystad Energy, Reuters
Vietbf@Sưu tập