Thời gian qua, Trung Quốc tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Dường như những nỗ lực ấy chưa cải thiện được t́nh trạng vệ sinh thực phẩm tại nước này. Một tờ báo tại Quảng Đông vừa đăng bài “Không có ǵ tốt trong sản phẩm thịt lợn”, phản ánh hiện tượng dùng thuốc và các sản phẩm hóa chất vô tội vạ trong ngành chăn nuôi lợn tại Trung Quốc.
Thuốc nhuộm màu su-đăng (một loại hóa màu tổng hợp bị cấm sử dụng trong thực phẩm từ năm 1995 tại châu Âu do yếu tố gây ung thư của nó), thuốc ho và chất chlorhydrate clenbuterol là những sản phẩm mà những người chăn nuôi lợn tại tỉnh Hải Nam thường xuyên sử dụng.
Việc sử dụng các hóa dược hoạt tính nhằm tăng trưởng động vật không c̣n là bí mật trong ngành chăn nuôi lợn ở Trung Quốc.
Theo họ, chỉ cần sử dụng một trong ba loại hóa chất trên sẽ làm cho màu thịt tươi hơn và các sớ thịt đẹp hơn. Việc lạm dụng hóa chất và các loại thuốc trong khai thác nông nghiệp đă trở nên khá phổ biến tại Trung Quốc.
Bài báo thống kê, 80% chất đạm có nguồn gốc động vật mà người Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là thịt lợn, chiếm phần lớn và thịt gia cầm.
Mỗi năm, Trung Quốc tiêu thụ hơn 600 triệu con lợn, tức là mỗi người tiêu thụ nửa con/năm. Các trại nuôi lợn c̣n tiêm pḥng một cách bừa băi, không tuân theo quy định nào.
B́nh thường, trong các trại nuôi đạt chuẩn, trước khi được vỗ béo, một chú lợn con chỉ cần tiêm chủng bốn lần. Tuy nhiên, do không tuân thủ các chuẩn mực về vệ sinh, các nhà chăn nuôi đă thêm vào nhiều loại vacxin khác nhằm gia tăng tỷ lệ sống sót của vật nuôi.
Như vậy, mỗi chú lợn con nhận hơn 10 loại vacxin, thậm chí là 11, nhiều hơn 2,5 lần so với chuẩn.
Tại những trại nuôi lợn nhỏ và điều kiện y tế kém, các nhà chăn nuôi bắt buộc phải dựa vào việc sử dụng kháng sinh để nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong của lợn con.
Lấy lư do là thuốc thú y thường bị làm giả, không có tác dụng, những người chăn nuôi lợn đă lạm dụng thuốc dùng cho người như streptomycin và penicillin với một liều lượng cao gấp 3 lần so với b́nh thường để tăng tối đa việc điều trị.
Không những thế, trước khi gửi heo đến ḷ mổ, các nhà chăn nuôi c̣n sử dụng chất arsenic hữu cơ và chất sulphate đồng để làm tăng độ bóng của da lợn.
Các loại hóa chất được sử dụng phổ biến rộng răi nhất là clenbuterol, ractopamine và salbutamol, ba loại bêtaadrenaline dùng trong điều trị bệnh đă được sử dụng từ lâu nhằm tăng khối lượng thịt nạc.
Việc sử dụng các hóa dược hoạt tính nhằm khuyến khích tăng trưởng động vật từ lâu không c̣n là một điều bí mật trong ngành chăn nuôi lợn. Trước đây, Trung Quốc đă rung động vụ chất clenbuterol hay thường được gọi đơn giản là “bột làm nạc thịt” - là một loại thuốc nguy hiểm đă bị cấm sử dụng tại Trung Quốc.
Song nhiều người chăn nuôi v́ lợi nhuận vẫn trộn chất này vào thức ăn gia súc để tạo ra lợn siêu nạc. Bà Pan Chenjun - chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Ngân hàng Robobank (Trung Quốc) cho biết:
“Thông tin về sự nguy hiểm của loại phụ gia này không được thường xuyên cập nhật nên mọi người thường thờ ơ và cho rằng nó chẳng có vấn đề ǵ to tát”. Bà Pan cho rằng, việc tăng cường thanh sát thực phẩm tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đă hạn chế các vụ việc nhiễm độc thực phẩm quy mô lớn.
Nhưng vấn đề này rất phổ biến tại các thành phố nhỏ hơn và các vùng nông thôn. Loại hoá chất này không chỉ có trong thịt lợn mà c̣n cả thịt rắn ở miền Nam Trung Quốc và thịt ḅ tại khu vực Tân Cương. Những người ăn phải thịt nhiễm clenbuterol thường phải nhập viện với triệu chứng đau dạ dày và loạn nhịp tim.
Dù Trung Quốc đă áp dụng các quy tắc nghiêm khắc để cấm “loại bột làm nạc thịt”, song các ca vi phạm hầu hết mới chỉ bị xử phạt hành chính.
Clenbuterol là loại hoá chất giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ, có thể uống để giảm cân hoặc như một chất doping trong giới vận động viên thể thao. Tuy nhiên, nếu quá liều có thể gây bệnh, thậm chí tử vong. Chất này thường lưu lại nhiều ở nội tạng như gan, phổi.
Điều đáng ngại là sự hiện diện của các loại chất thải trong sản phẩm thịt lợ n lại gây ra hiện tượng dậy th́ sớm, tiềm ẩn sự nhiễm độc gây chết người ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người.
Theo Quỳnh Diệp/Sức khỏe đời sống