Theo Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển (SIPRI), tăng trưởng trong chi phí quốc pḥng toàn thế giới năm 2010 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001.
Mức tăng từ 1,3%, lên 1,63 tỷ USD, sau khi tăng trung b́nh 5,1%/năm trong khoảng thời gian từ 2001-2009. Nguyên nhân được cho là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo công bố ngày 11/4, SIPRI cho rằng: “Trong nhiều trường hợp, việc giảm hoặc tăng trưởng bị chậm lại là sự phản ứng chậm đối với cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu bắt đầu năm 2008.”
Nước Mỹ đă giảm một cách đáng kể đầu tư quốc pḥng nhưng vẫn là nước có chi phí quốc pḥng lớn nhất trên thế giới, chiếm gần như toàn bộ tăng trưởng chi phí quốc pḥng của thế giới năm 2010. Tăng trưởng chi phí quốc pḥng của Mỹ chỉ ở mức 2,8%, trong khi mức tăng trưởng đó trong thời gian 2001-2009 là 7,4%. Dù giảm nhưng chi phí của Mỹ cũng tăng 19,6 tỷ USD, hầu như chiếm toàn bộ số chi phí của toàn cầu, 20,6 tỷ USD trong năm.
Ông Sam Perlo-Freeman, chủ tịch dự án nghiên cứu chi phí quân sự toàn cầu của SIPRI nói: “Kể từ năm 2001 tổng số tăng chi phí quốc pḥng của Mỹ là 81% và giờ đây chiếm 43% tổng chi phí quốc pḥng toàn cầu, gấp 6 lần chi phí của đối thủ gần nhất là Trung Quốc”. Ông Sam Perlo-Freeman cho biết: “Với mức 4,8% GDP, chi phí quốc pḥng của Mỹ năm 2010 là gánh nặng kinh tế lớn nhất ngoài Trung Đông”.
Khu vực có chi phí quốc pḥng lớn nhất năm ngoái là Nam Mỹ với mức tăng 5,8%, đạt 63,3 tỷ USD. "Việc tiếp tục tăng chi phí quốc pḥng tại Nam Mỹ là đáng ngạc nhiên v́ hầu hết các nước ở khu vực này không phải đối phó với bất kỳ sự đe dọa quân sự thực thụ nào nhưng lại có nhiều khó khăn về xă hội”, chuyên gia về Mỹ La tinh của dự án, Carina Solmirano, nhận xét.
Tại châu Âu, chi phí quốc pḥng giảm 2,8% khi các chính phủ cắt giảm chi phí để giải quyết bùng phát thâm hụt ngân sách. SIPRI chỉ rơ rằng các khoản cắt giảm đặc biệt lớn tại các nền kinh tế dễ tổn thương tại Trung và Đông Âu, và Hy Lạp.
Tại châu Á, tăng trưởng kinh tế thấp đă hạ chế chi phí quốc pḥng của khu vực này xuống mức 1,4%, nhưng Trung Quốc vẫn dẫn đầu với chi phí khoảng 119 tỷ USD. SIPRI cho rằng “Chính phủ Trung Quốc gắn việc tăng chi phí thấp năm 2010 là do t́nh h́nh tăng trưởng kinh tế yếu trong năm 2009.”
Các nước Trung Đông chi 111 tỷ USD về vũ khí năm ngoái, tăng 2,5% so với năm 2009 với Arab Saudi đứng đầu bảng. Tại châu Phi, chi phí quốc pḥng tăng 5,2%, do các nước sản xuất dầu đứng đầu bảng là Algeria, Angola và Nigeria.
Phạm Ngọc Uyển (theo AFP)