Với phương châm luôn đi trước thời đại năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng, xen lẫn bất ngờ trong việc phát triển các hệ thống vũ khí của phương Tây.
(ĐVO) Tự động hóa cao, giảm phụ thuộc vào yếu tố con người là phương châm thiết kế của các hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất.
Năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng trong việc phát triển các hệ thống vũ khí mới của phương Tây, từ những hệ thống vũ khí mang tầm chiến lược cho đến những vũ khí thông thường đều mang một phong cách mới.
1. Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome
Ngay sau khi được triển khai hoạt động tại thành phố Beersheva
(>>chi tiết), hệ thống đánh chặn tên lửa và đạn pháo Iron Dome đă có màn tŕnh diễn cực kỳ ấn tượng.
Hệ thống đă đánh chặn thành công tới 90% tên lửa và đạn pháo bắn vào thành phố, một con số quá ấn tượng đối với một hệ thống vũ khí.
Hệ thống đánh chặn Iron Dome đang được rất nhiều nước quan tâm trong đó có cả Mỹ.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa Iron Dome được thiết kế để chống lại mối hiểm họa tên lửa từ dải Gaza và Lebanon. Hệ thống pḥng thủ tên lửa Iron Dome là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phản ứng nhanh Rafael, với sự giúp đỡ thiết kế của Mỹ. Được thiết kế để đánh chặn đạn pháo và tên lửa từ khoảng cách 4-70km.
Tuy rằng, Iron Dome có đơn giá đắt khủng khiếp khoảng 50.000 USD cho mỗi quả tên lửa đánh chặn Tamir, song khả năng của hệ thống cho thấy rằng nó hoàn toàn đáng “đồng tiền bát gạo”.
Theo kế hoạch, đến năm 2013, Israel sẽ triển khai 9 hệ thống Iron Dome nhằm bảo vệ cho các thành phố trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn pháo vào Israel.
Lầu Năm Góc cũng lên kế hoạch tậu vài hệ thống này để bảo vệ các căn cứ quân sự của ḿnh tại Iraq và Afghanistan. Sự phát triển của Iron Dome có sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ nên không có ǵ ngạc nhiên khi Mỹ muốn mua hệ thống này.
Ngoài ra. Ấn Độ, Singapore cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đến hệ thống này.
2. Hệ thống tên lửa pḥng không MEADS
Hệ thống này là sản phẩm hợp tác chung giữa Mỹ, Đức và Italy, được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên không từ máy bay đến tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hệ thống tên lửa pḥng không MEADS được xem là đối trọng của S-400 Triumf.
Tháng 3/2011, hệ thống MEADS đă tiến hành thử nghiệm sơ bộ tại căn cứ Pratica di Mare ở Italy
(>>chi tiết). Ngày 25/11/2011, MEADS tiếp tục thử nghiệm thành công tại trường thử White Sands, bang New Mexico.
Các xe phóng của hệ thống MEADS có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, mỗi xe phóng mang 8 tên lửa đối không. Được trang bị loại tên lửa đối không PAC-3 Missile Segment Enhancement (MSE) thế hệ mới
Tên lửa PAC-3 MSE được trang bị một động cơ mạnh hơn, tăng cường lực đẩy, vây ổn định lớn hơn, thay đổi cấu trúc khí động học để tên lửa nhanh nhẹn hơn, phần mềm kiểm soát bay mới, cảm biến tinh vi hơn, áp dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi- đến- tiêu diệt) tiên tiến nhất thế giới.
Hệ thống dẫn đường TVM (Track-via-missile, bám theo đạn) cũng được cải tiến đáng kể. Các sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi của tên lửa lên đến 50% so với tên lửa PAC-3 nguyên bản.
Hệ thống MEADS được đánh giá là một đối trọng đối với hệ thống pḥng không S-400 Triumf của Nga. MEADS có khả năng bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó cho phép giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị pḥng không, trong khi vẫn đảm bảo và duy tŕ năng lực tác chiến.
3. Đạn pháo có điều khiển 76mm
Các nhà phát triển vũ khí trên thế giới đă phát triển thành công các loại đạn pháo có điều khiển cỡ ṇng từ 152-155mm. Tuy nhiên, năm 2011 lần đầu tiên hăng chế tạo vũ khí danh tiếng Oto Melara của Italia đă chế tạo thành công đạn pháo có điều khiển cỡ ṇng 76mm
(>>chi tiết).
Việc phát triển đạn pháo có điều khiển mới cho phép biến đổi một loại vũ khí cổ điển thành vũ khí đa nhiệm hiện đại, cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu trên mặt nước, đất liền, trên không và chi viện hỏa lực như kiểu pháo binh truyền thống.
Đạn pháo có điều khiển mới cho phép tăng tầm bắn lên đến 40km gấp đôi so với đạn pháo thông thường. Đạn pháo được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đang mang lại sự hồi sinh cho pháo binh trong chiến tranh hiện đại.
4. Hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon
Tuy đây không phải là một hệ thống vũ khí mới nhưng sự ra đời của hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon đă tạo ra năng lực tác chiến mới cho các loại rocket không điều khiển.
Quan trọng hơn cả, hệ thống này đă giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo được năng lực tác chiến, đây là yếu tố quan trọng khi áp lực cắt giảm ngân sách ngày càng đè nặng các quốc gia phương Tây.
Talon là một hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động chi phí thấp, hệ thống dẫn hướng này có thể kết nối trực tiếp vào phía trước của các tên lửa không điều khiển 70 mm đang có rất nhiều trong kho của Mỹ và các đồng minh.
Talon được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa tên lửa không có điều khiển và tên lửa chống tăng hạng nặng.
Các tên lửa không điều khiển sau khi được trang bị bộ dẫn hướng laser bán chủ động này có thể tấn công các mục tiêu với xác suất không hề thua kém các tên lửa có điều khiển.
Talon hoàn toàn tương thích với các định dạng laser đang được sử dụng trong không quân và lục quân. Hệ thống có khả năng sử dụng mà không đ̣i hỏi phải sửa đổi để phóng các tên lửa hiện có trong kho.
5. Áo choàng tàng h́nh cho xe tăng
Tàng h́nh đang trở thành một xu hướng chủ đạo trong thiết kế vũ khí của các nước trên thế giới. Các nhà thiết kế gần như t́m đủ mọi cách để cho các hệ thống vũ khí của ḿnh trở nên vô h́nh trước các loại khí tài trinh sát.
Với Adaptiv những chiếc xe tăng Anh sẽ trở nên vô h́nh với các khí tài trinh sát ảnh nhiệt.
Ngay cả xe tăng các nhà thiết kế cũng t́m cách để cho nó có khả năng tàng h́nh. Hăng BAE System của Anh đă phát triển thành công một loại áo choàng tàng h́nh cho phép xe tăng ḥa lẫn vào môi trường xung quanh
(>>chi tiết)
Áo choàng tàng h́nh này có tên gọi là Adaptiv, lớp áo này có thể làm việc ở tần số tia hồng ngoại và nhiều tần số khác.
Hệ thống này kết hợp các tấm kim loại h́nh lục giác có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng tạo ra một mô h́nh nhiệt tối ưu pha trộn với môi trường xung quanh. Ngoài ra, nó có thể bắt chước một chiếc xe khác hoặc hiển thị các thẻ nhận dạng, giảm nguy cơ bắn nhầm.
Với áo choàng này, tương lai các xe tăng chiến đấu của Anh sẽ trở nên vô h́nh trước loại khí tải ảnh nhiệt, mang lại lợi thế lớn trong tác chiến, các xe tăng được trang bị loại áo choàng này có khả năng tung ra đ̣n tấn công trước khi bị đối phương phát hiện.
6. Vũ khí chùm laser điện tử
Tháng 2/2011, Raytheon giới thiệu chương tŕnh phát triển vũ khí chùm laser điện tử FEL được dự định trở thành lá chắn chủ chốt trên chiến hạm của Hải quân Mỹ.
Chùm tia laser điện tử có bản chất là một chùm electron được gia tốc tới gần tốc độ ánh sáng, khi đi qua một bộ dao động từ trường ngang.
Cơ chế hủy diệt của chùm tia FEL là sự kết hợp giữa cường độ ánh sáng với khả năng bắn phá của electron nhằm phá hủy mục tiêu. Thời gian để phá hủy mục tiêu cũng nhanh hơn thông qua việc điều chỉnh cường độ của chùm tia laser điện tử.
Ứng dụng các thành tựu của các kim phun điện tử mới, làm cho chùm tia điện tử được duy tŕ trong thời gian lâu hơn, đồng nghĩa với cường độ của chùm tia laser điện tử sẽ mạnh hơn. Thời gian ngắt quăng giữa hai lần bắn cũng ngắn hơn so với laser thông thường.
Tuy hệ thống đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng đây là một cột mốc quan trọng trong việc tạo ra một siêu vũ khí mới đủ khả năng tiêu diệt mọi tên lửa chống hạm nhắm vào tàu chiến Mỹ.
7. Siêu tàu khu trục F-125 của Đức
Vốn có thế mạnh trọng việc phát triển các loại tàu ngầm, song Đức vẫn cho thấy họ có đủ khả năng để chế tạo các tàu khu trục đẳng cấp thế giới.
Tháng 5/2011 nhà máy đóng tàu Blohm Voss đă tiến hành khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng h́nh đa chức năng F-125
(>>chi tiết).
Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương tŕnh đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016.
Tàu khu trục F-125 sẽ là đỉnh cao mới trong làng đóng tàu thế giới.
F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong ṿng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong ṿng 4 tháng mỗi lần.
Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng h́nh cho dù tải trọng tương đối lớn. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực với pháo hạm 127mm cải tiến, 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 hệ thống tên lửa đối không RIM-116 cùng với 10 súng máy pḥng không 12,7mm được điều khiển tự động.
Hệ thống điện tử trên tàu được đánh giá hàng đầu tại châu Âu, nổi bật là radar quét mạng pha điện tử TRS-4D, đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu.
8. Hệ thống số hóa FELIN cho bộ binh
Tháng 2/2011, Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên có đơn vị bộ binh được số hóa hoàn toàn với hệ thống FELIN
(>>chi tiết).
FELIN là một module chiến đấu bộ binh tích hợp bao gồm: Một súng trường tấn công cải tiến FAMAS, một camera tích hợp kính ngắm quang điện tử không dây, một mũ bảo hiểm tích hợp thiết bị quan sát ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, hệ thống định vị toàn cầu GPS, màn h́nh số cầm tay, radio liên lạc, bộ vi xử lư trung tâm PEP, pin nhiên liệu, quần áo chống đạn tích hợp. Tất cả được kết nối với nhau thông qua mạng cục bộ không dây.
FELIN mở đường cho cuộc cách mạng số hóa bộ binh trong tương lai.
Với các thiết bị điện tử tích hợp, FELIN cung cấp một năng lực tác chiến hoàn toàn mới, đặc biệt trong điều kiện tác chiến đô thị, các hoạt động chống khủng bố, giải cứu con tin, đột nhập các cơ sở, căn cứ quan trọng của đối phương.
FELIN không bị hạn chế về khả năng quan sát bất cứ ngày đêm hay trong các điều kiện bị che khuất bởi các bức tường, hay các vật cản khác.
Với sự trợ giúp của thiết quan sát mục tiêu ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser. Súng trường FAMAS có khả năng mở rộng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400-600m trong điều kiện đêm tối, trên 1.000m trong điều kiện ban ngày. Hiệu quả tiệu diệt mục tiệu đạt 100% ở cự ly 400m, 70% ở cự ly 600m.
Ngay sau khi được tŕnh làng, hệ thống FELIN đă nhận được sự quan tâm đặc biệt của quân đội nhiều nước trên thế giới. FELIN là sản phẩm của Tập đoàn An Ninh và Quốc pḥng Sagem, Pháp.
9. Trực thăng bí ẩn
Chiến dịch tiêu diệt bin Laden có lẽ đă trở nên hoàn hảo hơn nếu không có 1 trong 4 chiếc trực thăng tham gia chiến dịch bị rơi, mặc dù lực lượng đặc nhiệm Mỹ đă phá hủy chiếc trực thăng, song những ǵ c̣n lại của nó cũng khiến cả thế giới phải ṭ ṃ
(>>xem thêm).
Cho dù bin Laden đă bị tiêu diệt, song báo chí thế giới đă tốn không ít giấy mực để t́m hiểu về chiếc trực thăng bí ẩn bị rơi trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng này.
Danh tín của chiếc trực thăng này đến này vẫn không được công bố, một số cho rằng nó là một biến thể của trực thăng MH-60 Black Hawk nhưng nếu đem so với những chiếc Black Hawk vẫn được quân đội Mỹ sử dụng hoàn toàn không giống nhau.
Phần c̣n lại của chiếc trực thăng không phù hợp với bất kỳ loại trực thăng nào từng được biết đến. Điều đó cho thấy rằng Lầu Năm Góc có rất nhiều chương tŕnh phát triển vũ khí chưa bao giờ được công bố.
h
Những hệ thống vũ khí bí mật này chỉ được sử dụng cho những chiến dịch đặc biệt, thông tin về chúng chỉ được tiết lộ nếu không may gặp sự cố.
10- UAV RQ-170 Sentinel
Nếu không gặp sự cố và rơi xuống lănh thổ Iran, Sentinel vẫn là một ẩn số đối với thế giới. Sự phát triển của loại siêu UAV này chỉ được nghe loáng thoáng qua các chuyến bay thử nghiệm hồi năm 2009.
Mỹ đang đau đầu với chiếc RQ-170 đang nằm trong tay Iran.
Với chính sách bảo mật thông tin chặt chẻ, mọi thứ liên quan đến chương tŕnh phát triển siêu UAV nhanh chóng rơi vào quên lăng. Tuy nhiên, ngày 8/12 mọi sự chú ư trên thế giới đổ dồn về Iran khi quốc gia này công bố đoạn video về một loại UAV được cho là RQ-170 bị họ bắt giữ
(>>chi tiết)
RQ-170 Sentinel được thiết kế là một loại UAV do thám tàng h́nh cao cấp, nhiều khả năng nó sẽ được vũ trang để thực hiện các phi vụ tấn công bí mật. Chiếc Sentinel được trang bị các công nghệ điện tử hàng không hiện đại bậc nhất thế giới.
Thông số kỹ thuật của Sentinel vẫn là một ẩn số, song chiếc UAV này đang thu hút sự chú ư đặc biệt của thế giới. Trong khi đó Mỹ đang lo ngại những công nghệ tối tân của ḿnh bị tiết lộ, những quốc gia thân thiện với Iran đang mong muốn được “chiêm ngưỡng” siêu phẩm của nền khoa học công nghệ Mỹ.
Sự kiện RQ-170 khiến thế giới tiếp tục phải sửng sốt trước sự phát triển của các hệ thống vũ khí Mỹ. C̣n bao nhiêu hệ thống vũ khí bí ẩn khác nữa đang được Mỹ phát triển? Đến bao giờ những hệ thống vũ khí này mới được công bố nếu nó không gặp sự cố và rơi xuống.
Quốc Việt (tổng hợp)