Trong buổi sáng ngày 17/03/2012, tại Trường đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn Hà Nội có buổi thuyết tŕnh do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tŕnh bày về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Thành phần tham dự khoảng 100 người bao gồm: chủ yếu là các sinh viên, các cán bộ giảng dạy của nhà trường, một số công dân quan tâm đến “Hoàng Sa – Trường Sa”; những người khác. Tại buổi thuyết tŕnh, chủ tọa, các cán bộ giảng dạy của nhà trường và những người tham dự đều nhất trí quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1974 bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ và 07 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 và vùng biển liên quan theo luật pháp quốc tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuối buổi thuyết tŕnh có sự trao đổi giữa những người tham dự và những người tổ chức và đă có những ư kiến khác nhau về biện pháp đ̣i lại chủ quyền đă mất ở Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông nói chung. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và những người tổ chức buổi thuyết tŕnh đưa ra quan điểm:
1- Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc;
2- Trường Sa là vấn đề đa phương giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan;
3- Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Ṭa án quốc tế, hay Liên hợp quốc v́ chưa biết lợi, hại ra sao…;
4- Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, nên chúng ta vẫn không ngừng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam c̣n việc đ̣i lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào th́ không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc ngh́n năm sau con cháu chúng ta đ̣i lại cũng vẫn được;
5- Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân.
Việc những người tổ chức buổi thuyết tŕnh đưa ra những quan điểm trên về đ̣i lại chủ quyền đă mất và bảo vệ chủ quyền đất nước như trên thật là thất vọng, không khách quan, thiếu khoa học. V́ đây là vấn đề lớn, thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam, liên quan đến các lĩnh vực khoa học lịch sử, pháp lư, chính trị, quân sự… Vấn đề này cần được thảo luận công khai, mở rộng hơn nữa và phải trưng cầu ư dân mới có thể đi đến kết luận thống nhất.
Nhà nước là là đại biểu cho quyền lực của nhân dân nhưng Nhà nước không thể thay thế ư chí của nhân dân. Vấn đề quan trọng như vấn đề chủ quyền quốc gia, Nhà nước phải tiếp thu ư kiến, nguyện vọng của nhân dân hay nói ngắn gọn là Nhà nước phải thực hiện trưng cầu ư dân và thực hiện quyết định của toàn dân chứ không phải là ngược lại là Nhà nước áp đặt ư chí cho nhân dân về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất: Lợi ích dân tộc, hay lợi ích quốc gia là phạm trù vĩnh viễn. Lợi ích Nhà nước chỉ là nhất thời (hay phạm trù lịch sử). V́ mỗi Nhà nước, mỗi thể chế chỉ có vai tṛ và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc; quy luật phát triển xă hội là Nhà nước lỗi thời sẽ bị Nhà nước tiến bộ thay thế.
Thứ hai: Ư chí của nhân dân không luôn trùng khít với ư chí của Nhà nước. V́ nhân dân bao gồm nhiều tầng lớp xă hội mà Nhà nước th́ luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo điều 2 Hiến pháp 1992 quy định, Nhà nước hiện nay là Nhà nước của nhân dân, nhưng điều 4 lại quy định Đảng CSVN là lực lượng lănh đạo Nhà nước. Và thực tế th́ cho đến nay chưa bao giờ nhân dân và Đảng là đồng nhất v́ mỗi người dân không phải là một Đảng viên. Do đó lợi ích của nhân dân và lợi ích của Đảng không phải là trùng khít.
Thứ ba: Theo điều lệ của Đảng CSVN năm 2011, th́ Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng, làm định hướng cho hành động. Và theo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848, trích: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;”- (chương II- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản). Có nghĩa, nếu phải lựa chọn giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp th́ các Đảng cộng sản Mác-Lê nin sẽ chọn lợi ích giai cấp của ḿnh.
Thứ tư: Việt Nam đang là một nước yếu, v́ vậy muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia th́ phải trở thành nước mạnh. Muốn trở thành nước mạnh th́ không có con đường nào khác là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống xă hội của đất nước. Chỉ khi đó mới có thể thu hút, đoàn kết được mọi nguồn lực của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài th́ mới bảo vệ được đất nước Việt Nam.
Chủ quyền quốc gia quyền tối thượng là thuộc về nhân dân, Nhà nước phải trưng cầu ư dân, không ai có thẩm quyền quyết định thay nhân dân.
Giờ đây, Việt nam … C̣n Hay Đă Mất !!!??
Hà Nội, ngày 17/03/2012
Hà Đ́nh Sơn
Tác giả gửi trực tiếp cho
BVN.