- Mặc dù Ấn Độ lo ngại về tàu ngầm TQ xâm nhập Ấn Độ Dương, nhưng hiện nay TQ tập trung cho tranh chấp chủ quyền trên biển nhiều hơn...
Tờ “Hindustan Times” Ấn Độ ngày 7/4/2013 có bài viết dẫn một văn kiện cơ mật của Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho rằng, số liệu chạm trán tàu ngầm được Ấn-Mỹ chia sẻ cho thấy, năm 2012, Mỹ và Ấn Độ đă chạm trán 22 lần tàu ngầm Trung Quốc ở bên ngoài lănh hải Trung Quốc, trong đó có một số lần ở Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm lớp Tống Type 039, Hải quân Trung Quốc
Bài viết cảnh báo, ư đồ hoạt động dưới ḷng biển của Hải quân Trung Quốc hầu như đă phá hoại ưu thế của Hải quân Ấn Độ trong việc kiểm soát tuyến đường giao thông trên biển có độ nhạy cảm cao, hoạt động liên tục gia tăng ở Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh của Ấn Độ.
Từ lâu, đối với Mỹ, hoạt động huấn luyện trên biển, nhất là huấn luyện biển xa của Hải quân Trung Quốc có cường độ thấp nghiêm trọng.
Theo thống kê của báo cáo mạng Liên minh các nhà khoa học Mỹ, năm 2005, số lần tuần tra ở biển xa của 50 tàu ngầm Trung Quốc bằng không, năm 2008 tăng lên 12 lần, nhưng mỗi tàu ngầm Trung Quốc b́nh quân phải 4 năm rưỡi mới có cơ hội tuần tra 1 lần.
Hiện nay, trong thời gian 4 năm, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc đă tăng lên, số lượng huấn luyện biển xa tăng chưa được gấp đôi, vẫn b́nh quân hơn 3 năm mới đến phiên 1 lần. Trong khi đó, tàu ngầm Mỹ mỗi năm ít nhất đều phải tuần tra biển xa 1 lần.
Tàu ngầm Type 039 và tàu ngầm lớp Kilo tại căn cứ của Hải quân Trung Quốc
Nhưng, chính hoạt động biển xa với số lượng hạn chế này vẫn gây ra sự quan ngại cho Ấn Độ. Truyền thông Ấn Độ cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường tàu ngầm động cơ hạt nhân và diesel, sở hữu tàu ngầm hạt nhân là phù hợp với tham vọng biển xa của Trung Quốc.
Một chuỗi cảng biển ở ven bờ Ấn Độ Dương được cho là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, trong đó có các cảng Gwadar, cảng Hambantota và cảng Chittagong, trong một thời gian được truyền thông phương Tây và Ấn Độ quan tâm đặc biệt, có quan điểm chủ yếu là nghi ngờ Trung Quốc có ư đồ xây dựng những cảng biển này thành căn cứ hải quân ở nước ngoài.
Hơn nữa, Ấn Độ c̣n coi việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Tam Á, đảo Hải Nam là nhằm vào Ấn Độ. Nghe nói, Hải quân Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thương mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo lớp Tấn ở căn cứ tàu ngầm vịnh Á Long (Yalong).
Nhưng, ở đây cách Ấn Độ xa hàng ngàn hải lư, trong khi đó mục đích nhiều hơn của Trung Quốc rơ ràng là nhằm vào t́nh h́nh biển Đông hiện nay, nhưng truyền thông Ấn Độ vẫn luôn bàn luận về việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm ở đảo Hải Nam, cho rằng tàu ngầm Trung Quốc có thể xâm nhập Ấn Độ Dương là vấn đề lo ngại nhất của quân-dân Ấn Độ.
Trong t́nh h́nh này, Hải quân Ấn Độ bất ngờ cảm thấy hết sức lo ngại, v́ vậy họ liên tiếp đưa ra một loạt biện pháp săn ngầm lập thể nhằm vào tàu ngầm Trung Quốc. Căn cứ tàu ngầm tuyệt mật được Ấn Độ xây dựng ở bờ biển phía đông đă cơ bản h́nh thành. Căn cứ hải quân này được gọi là căn cứ hải quân Rambilli, nằm cách Visakhapatnam, thành phố cảng nổi tiếng của bang Andra, Ấn Độ chỉ 50 km về phía nam.
Căn cứ hải quân này khi được vũ trang bằng trang bị công nghệ cao sẽ trở thành cảng chính của tàu ngầm hạt nhân mới Ấn Độ, giá trị chiến lược của nó sẽ hơn hẳn quần đảo Andaman, nơi gần biển Đông hơn, có thể tạo được sự răn đe quân sự to lớn đối với hoạt động của Hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ hy vọng trong tương lai không xa có thể sở hữu một lực lượng hải quân tầm xa với đặc trưng là “tàu sân bay+tàu ngầm hạt nhân”, vừa có thể kiểm soát toàn diện Ấn Độ Dương vừa có thể vươn tới Thái B́nh Dương.
Trong khi đó, căn cứ hải quân Rambilli cách eo biển Malacca gần nhất, có thể làm căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ bí mật neo đậu và ra vào, có thể tăng tính bí mật cho hoạt động của tàu ngầm hạt nhân, tránh hoạt động do thám và theo dơi trong vũ trụ và trên không của Trung Quốc.
Ấn Độ mua 4 tàu tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon của Mỹ để theo dơi Ấn Độ Dương
Đồng thời, để đối phó tàu ngầm Trung Quốc ngày càng liên tiếp xâm nhập Ấn Độ Dương, ông Pallam Rajan, Quốc vụ khanh Quốc pḥng Liên bang phụ trách quốc pḥng của Ấn Độ cho biết, Quân đội Ấn Độ c̣n bí mật xây dựng căn cứ máy bay săn ngầm ở Thanjavur, tiếp giáp eo biển Sund, do đó Ấn Độ đă mua máy bay săn ngầm tầm xa P-8I tiên tiến của hăng Boeing Mỹ, gần đây được biết c̣n đạt được thỏa thuận với Nhật Bản mua máy bay săn ngầm trên mặt nước (thủy phi cơ) US-2.
Ngoài ra, trạm nghe lén được Hải quân Ấn Độ thiết lập ở đảo Madagascar thuộc bờ biển phía đông châu Phi đă bắt đầu sử dụng, từ đó tạo thành mạng lưới theo dơi săn ngầm bao phủ Ấn Độ Dương. Có chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái này phản ánh sự lo ngại của Hải quân Ấn Độ đối với hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc tại vùng biển truyền thống của họ.
Trong khi đó, theo dự đoán của “Ban tham mưu quốc pḥng tổng hợp”, hoạt động tuần tra không ngừng mở rộng của Hải quân Trung Quốc “cuối cùng sẽ bao trùm hoàn toàn khu vực hoạt động của Hải quân Ấn Độ”, Trung Quốc sẽ xây dựng “lực lượng quân sự biển xa với các tàu ngầm hạt nhân và triển khai vũ khí pḥng thủ mang tính khu vực ở Ấn Độ Dương”. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy một loạt biện pháp mang tính chiến lược, Hải quân Trung-Ấn sẽ đối đầu gay gắt trong 3 năm tới.
Muốn giành được quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, Ấn Độ phải tăng cường xây dựng sức chiến đấu dưới nước (tàu ngầm), ít nhất cần 24 tàu ngầm mới có thể ngăn chặn Trung Quốc từ biển Đông xâm nhập Ấn Độ Dương, đồng thời ít nhất sở hữu 5-7 tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển cự ly xa trong thời gian dài.
Cộng với chiến lược “ba tàu sân bay” phát triển nhanh chóng của Ấn Độ, làm cho Ấn Độ hoàn toàn có năng lực có thể kiểm soát hiệu quả tuyến đường chiến lược từ eo biển Malacca tới Ấn Độ Dương trong 10 năm tới.
Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo. Có tin, Ấn Độ đă đạt được thỏa thuận với Nhật Bản mua loại máy bay này
Đúng như kết luận của trang mạng “Strategy Page” Mỹ: Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa với quy mô và tốc độ mở rộng, dồn dập, gây lo ngại cho các nước, nhưng họ vẫn bị cho là một hạm đội ven bờ điển h́nh. Đến nay, trọng điểm đối phó của Hải quân Trung Quốc là xung đột "quyền lợi biển" với các nước láng giềng, chỉ nhiệm vụ này cũng c̣n khó khăn, huống chi có thể chạy tới Ấn Độ Dương để khuấy động.
Nhưng, cùng với việc ngày càng nhiều tàu chiến Hải quân Trung Quốc lao ra chuỗi đảo bắt đầu huấn luyện biển xa, có thể nhận thấy, trong tương lai không xa Hải quân Trung Quốc sẽ trở thành một lực lượng hải quân tầm xa cần đề pḥng.
Có nguồn tin cho biết, Nga đồng ư cho Ấn Độ thuê thêm 6 tàu ngầm hạt nhân lớp Akula.
theo gd