Hơn nửa ngày kể từ vụ đánh bom kép Boston chấn động nước Mỹ, cảnh sát gần như vẫn chưa t́m được câu trả lời: Ai đạo diễn vụ khủng bố?
Các quan chức hành pháp không công bố bất kỳ nghi phạm chính thức nào. Và, Tổng thống Obama đặc biệt đề nghị dân chúng không suy đoán kẻ đứng đằng sau vụ khủng bố khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và khoảng 170 người khác bị thương.
"Chúng ta vẫn chưa biết kẻ nào thực hiện và tại sao. Mọi người không nên đưa ra bất kỳ kết luận nào trước khi chúng ta có đủ mọi dữ kiện. Không để sai lầm. Chúng ta sẽ đi đến tận cùng. Chúng ta sẽ t́m ra kẻ làm điều này. Chúng ta sẽ t́m được lư do. Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sẽ phải đối mặt với sức nặng đầy đủ nhất của công lư", Tổng thống Obama phát biểu.
Tuy nhiên, không ít người đă đưa ra các giả thiết về thủ phạm vụ khủng bố. Michael Tomasky, tờ Daily Beast, cho biết: "Trước tiên, chúng ta tất cả đều tự hỏi thủ phạm là ai?"
Dưới đây là những giả thiết về thủ phạm khủng bố Boston.
Phần tử Hồi giáo cực đoan
Giả thiết này rơ ràng không thể không đặt ra, đặc biệt sau khi nước Mỹ bị khủng bố hôm 11/9/2001. Đặc biệt, ngay sau vụ đánh bom kép Boston, tờ New York Post đưa tin, một thanh niên Ảrập Xêút 20 tuổi đă bị bắt. Tiếp đó, kênh truyền h́nh WABC đưa tin, cảnh sát đang t́m kiếm một người đàn ông da sậm hoặc đen đeo ba lô, mặc áo đen, nhiều khả năng là người nước ngoài.
Một quan chức hành pháp giấu tên nhận định, tính chất của vụ tấn công "gợi mở" khả năng những kẻ thực hiện "lấy cảm hứng" từ mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda - nếu không phải do Al Qaeda đạo diễn. Lư do là, quả bom tự tạo có thành phần thuốc súng và nhiều bi, các loại vật sắc nhọn khác nhằm tối đa hóa khả năng sát thương - nó giống với những ǵ ghi trong tài liệu hướng dẫn làm bom khủng bố do Al Qaeda đăng tải trên mạng internet.
Tất nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục với giả thuyết này. Michael Tomasky cho rằng, những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan có mục tiêu lớn hơn.
Phần tử vũ trang cánh hữu
Giả thuyết này cũng không phải là không thuyết phục. Chính ngày Yêu nước (Patriots' Day) là cơ sở. Cư dân Massachusetts và Maine được nghỉ làm để kỷ niệm một trong những trận chiến đầu tiên của Cách mạng Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà hoạt động v́ tu chính án số hai và các thành viên vũ trang chống chính phủ lợi dụng ngày này để phản đối.
Chính ngày này năm 1995, những phần tử cực hữu ở Mỹ đă đánh bom ṭa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma.
Cũng có thể, cuộc thi Marathon ở Boston là chặng cuối của cuộc đua tưởng niệm các nạn nhân Newtown.
Theo tu chính án số 2 (the second amendment) ngày 15/12/1979 của hiến pháp Mỹ đă bảo vệ quyền lưu trữ súng và mang súng của công dân Mỹ. Nguyên văn tu chính án số 2 là: “ Một điều lệ quy định cho sự tự vệ chính đáng của người dân là cần thiết cho nền an ninh công cộng của một xứ sở tự do, đó là quyền của mọi người được lưu giữ và mang vũ khí, quyền nầy sẽ không được xâm phạm”.
Tội ác cá nhân
Có nhiều khả năng đây là hành động của một "con sói điên cô đơn" người địa phương.
Tomasky nhận xét: "Thật không may, trong một xă hội cởi mở, tự do, người ta có thể gây ra sự tàn phá khủng khiếp bằng vài quả bom được cài sẵn.
"Có khả năng những kẻ khủng bố Boston có động cơ thù hằn hoặc chả có động cơ ǵ, đơn giản là có đầu óc bệnh hoạn".
Các diễn biến khác:
- Tổng thống Obama đă phát biểu lên án hành động khủng bố tại Boston
- Cục điều tra liên bang Mỹ FBI bắt đầu tiến hành điều tra rộng khắp
- Cảnh sát kêu gọi người dân cung cấp h́nh ảnh, băng h́nh để phục vụ công tác điều tra
- Tổng Thư kư LHQ Ban Ki Moon, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và nhiều lănh đạo thế giới khác đă lên án hành động khủng bố tại Boston.
Hồng Hà (Theo The Week, BBC, AP)