Trước khi "động pḥng hoa chúc", hoàng đế Trung Hoa phải thực hiện bao nhiêu nghi lễ? Trong số những bí ẩn về cuộc sống chốn thâm cung, đêm động pḥng hoa chúc hay đời sống chăn gối của các bậc đế vương Trung Hoa xưa luôn khơi gợi trí ṭ ṃ, mong muốn được khám phá của hậu thế.
Nhắc đến các vua chúa Trung Hoa xưa, không nói ra nhưng hẳn một trong những điều khiến chúng ta ấn tượng nhất chính là dàn hậu cung sắc nước hương trời được tuyển chọn gắt gao. Tuy nhiên trong số "tam cung, lục viện, thất thập nhị phi, tam thiên cung nữ" mà họ sở hữu, mỗi hoàng đế cũng chỉ được kết hôn và động pḥng hoa chúc chính thức một lần duy nhất trong đời. Nghi lễ đó được gọi là “đại hôn” bà chỉ được thực hiện khi hoàng đế lập hoàng hậu. Ngoại lệ chỉ xảy ra khi hoàng hậu bị phế truất và nhà vua lập hậu thay thế.
Nghi lễ đại hôn và pḥng tân hôn của hoàng đế Trung Hoa có ǵ khác biệt?
Chính v́ ngày "đại hôn" có tầm quan trọng như vậy nên những tŕnh tự và thủ tục kết hôn cũng hết sức phức tạp. Theo quy định trong "Lễ kí", hôn lễ sẽ được tiến hành đúng theo các bước trong "lục lễ" bao gồm nạp thái (đưa lễ vật ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày) và cuối cùng là thân nghênh (đón dâu). Tuy nhiên, khác với dân thường, các nghi thức trong hôn lễ của hoàng đế sẽ được tiến hành long trọng và cầu kỳ hơn rất nhiều.
Ở bước đầu tiên là lễ nạp thái, nhà vua sẽ ban tặng gia đ́nh mỹ nữ được lựa chọn làm mẫu nghi thiên hạ những lễ vật vô cùng hậu hĩnh như vàng thỏi, vải vóc, ngọc ngà châu báu. Theo một số tài liệu lịch sử, vào thời Đông Hán, nhi nữ của Lương Kư đă được Hán Hằng đế Lưu Chí ban tặng 20.000 lượng vàng, mọi lễ vật khác đều được mang đến với số lượng gấp đôi so với những quy định cũ sau khi được nhắm vào vị trí hoàng hậu .
Có một điểm khác biệt là trong lễ cuối cùng là lễ thân nghênh, nhà vua sẽ không trực tiếp tới đón dâu mà một trong những người thân của hoàng hậu sẽ long trọng tới rước kiệu hoa. Sau màn rước dâu, hoàng đế và hoàng hậu cũng sẽ trải qua đêm động pḥng hoa chúc như bao cặp uyên ương khác. Tuy nhiên, nơi diễn ra động pḥng là nơi cử hành nghi thức thành thân chứ không phải pḥng ngủ của hoàng đế.
Pḥng tân hôn của hoàng đế Trung Hoa xưa thường được trang hoàng với màu đỏ truyền thống tượng trưng cho sự may mắn.
Ở triều Minh và triều Thanh, lễ thành thân và cũng là nơi động pḥng của các vị hoàng đế thường diễn ra tại cung Khôn Ninh, cung thứ ba trong số "tam cung" và là tẩm cung của hoàng hậu dưới thời nhà Minh. Ở thời nhà Thanh, pḥng hoa chúc lại được đặt ở hai gian phía đông của hoàng cung trong khi năm gian phía tây được dùng là nơi tế lễ.
Nghi lễ nghênh đón tân hoàng hậu của triều Thanh diễn ra vô cùng cầu kỳ và long trọng. Theo quy định Hoàng gia, kiệu của hoàng hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất hoàng hậu được nhận vinh dự này trong khi các phi tần khác phải đi qua cửa sau của Tử Cấm Thành là Thần Vũ Môn để vào hậu cung.
Hẳn nhiên là phải xa hoa hơn nhiều so với dân thường nhưng pḥng hoa chúc của các bậc đế vương Trung Quốc cũng không thể thiếu chữ song hỷ, câu đối chúc mừng và sắc đỏ truyền thống tượng trưng cho sự may mắn. Một vật rất quan trọng nữa trên giường tân hôn chính là bộ chăn đệm “bách tử” thêu h́nh một trăm đứa trẻ xinh xắn ở đủ mọi tư thế với mong muốn “đông con nhiều phúc”. Với dân thương, việc sinh con quan trọng 10 th́ đối với hoàng tộc điều này càng trọng đại gấp trăm lần.
Vào thời Tùy Đường, pḥng tân hôn của Hoàng đế và Hoàng hậu không chỉ được trải thảm đỏ khắp nơi mà c̣n được trang bị rất nhiều b́nh phong để tăng sự riêng tư cho đêm động pḥng. Khác với thời Đường, pḥng tân hôn của các bậc đế vương nhà Thanh lại được sơn toàn bộ bằng màu hồng. Chữ hỷ cũng được dán gắp nơi từ đèn lồng lớn treo trước cửa ra vào, 2 bên cửa cho tới các ngóc ngách trong pḥng với ngụ ư Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ luôn gặp may mắn.
Ngoắc tay uống rượu giao bôi là một thủ tục không thể thiếu sau khi nhập pḥng tân hôn.
1001 thủ tục rườm rà trước khi hợp cẩn
Theo sử sách ghi lại, vào thời Tùy Đường, sau khi nói hết những điều c̣n khúc mắc trong ḷng, hoàng đế và hoàng hậu sẽ ngoắc tay uống rượu giao bôi trước khi chính thức động pḥng. Tuy nhiên, việc này cũng không thể tùy tiện mà phải tuân theo hàng tá những thủ tục rườm rà khác. Sau khi cả hai cùng quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”, thượng công sẽ dẫn Hoàng đế vào đông pḥng trút bỏ y phục rồi mới đến lượt Hoàng hậu trút bỏ xiêm y tiến vào. Lúc này, pḥng tân hôn mới thực sự là không gian riêng dành cho hai người.
Sang thời nhà Thanh, những quy tắc truyền thống này có thay đổi đôi chút. Theo đó, sau khi Hoàng hậu nhập pḥng tân hôn một lúc, Hoàng đế mang long bào sẽ được hộ tống từ cung Càn Thanh đến cung Khôn Ninh để động pḥng hoa chúc. Sau nghi thức vén khăn che mặt của Hoàng hậu, hai người sẽ cùng thưởng thức món bánh "tử tôn thịnh vượng" h́nh tṛn giống như những viên sủi cảo do hầu gái dâng lên với ngụ ư sau này sẽ có con đàn cháu đống.
Tân lang sẽ dùng một chiếc que để lật khăn che mặt của tân nương.
Ăn miếng bánh chúc phúc xong, Vua và Hoàng hậu sẽ cùng nhau nhập tiệc hợp cẩn do các nữ quan hầu hạ trong khi một nữ t́ hát vang khúc "giao chúc ca". Sau màn uống rượu giao bôi và ăn ḿ trường thọ, Hoàng hậu sẽ trút bỏ xiêm y trước nằm đợi Hoàng đế đến giờ đẹp để động pḥng.
Theo phong tục, sau ngày đại hôn, Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ ở lại cùng nhau trong cung Khôn Ninh tṛn một tháng rồi mới được trở về cung điện của ḿnh. Tuy nhiên, thời nhà Thanh, chỉ có duy nhất vua Khang Hy tuân thủ nguyên tắc đó, c̣n các vua khác chỉ ở bên Hoàng hậu vài ngày.
Tuy long trọng và cầu ḱ như vậy nhưng đối với các bậc Đế vương và Hoàng hậu, lễ đại hôn phần lớn mang màu sắc chính trị, rất ít người được hạnh phúc với người ḿnh yêu thực sự. Và chính v́ bị ép buộc nên đêm động pḥng không phải lúc nào cũng là điều mà họ mong muốn, nếu không muốn nói là phải đau khổ mà chấp nhận.
Tuy trang trọng và cầu ḱ như vậy nhưng không phải hoàng đế và hoàng hậu nào cũng có một đêm tân hôn trọn vẹn.
Người trải qua đêm động pḥng hoa chúc buồn nhất có lẽ chính là Hoàng đế Quang Tự và Hoàng hậu Long Dụ. Hai người vốn là chị em họ, hơn nữa Quang Tự lúc này đang đem ḷng yêu Trân Phi nhưng bị ép lấy Long Dụ nên trong ḷng uất ức, không muốn động tới Hoàng hậu. Sách xưa kể lại, trong đêm tân hôn, Hoàng đế Quang Tự nằm bên Long Dụ nhưng lại khóc rống lên nói cả đời chỉ có thể kính trọng chứ không thể coi Long Dụ là vợ được. Cho măi tới một thời gian dài sau này, hai người vẫn không hề "gần gũi" nhau.
Khác với vua Quang Tự, đêm tân hôn của Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, vua Phổ Nghi cũng nhận không ít đàm tiếu từ người đời. Tuy được thực hiện khi Phổ Nghi đă thoái vị, nhưng lễ đại hôn vẫn được tổ chức long trọng. Sử sách ghi lại, ngay trong đêm tân hôn, Phổ Nghi đă bỏ tới điện Dưỡng Tâm để mặc tân nương nằm không, nuốt nước mắt một ḿnh. Có nhiều tin đồn trong dân gian cho rằng lư do khiến vị hoàng đế này trốn tránh nghĩa vụ làm chồng là do ông bị yếu sinh lư.
VietBF@ sưu tập