Đại gia tặng 20 ngh́n lượng vàng làm của hồi môn cho cháu là Nam Phương Hoàng Hậu. Ông Huyện Sỹ c̣n có tên khác là Phát Đạt. Dường như cái tên này đă vận vào cuộc đời ông.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ XX, ở Sài G̣n nổi lên 4 đại gia mà người dân thường có câu: "Nhất Sỹ, Nh́ Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa". Trong số đó, "Nhất Sỹ" - Huyện Sỹ, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, là người giàu có bậc nhất với khối tài sản không chỉ ở Nam Kỳ Lục Tỉnh mà c̣n nức tiếng Đông Dương.
Phất lên nhờ cơ may mua đất bỏ hoang
Ông Huyện Sỹ (tên thật là Lê Nhất Sỹ, sinh năm 1841) tại Cầu Kho, Sài G̣n, nguyên quán ở Tân An, Long An trong một gia đ́nh theo Công giáo.
Lớn lên ông được các tu sĩ người Pháp đưa sang du học Malaysia. Nhờ thông minh, nhanh nhẹn, ông sớm học được các ngôn ngữ như tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và chữ Quốc ngữ. Cũng tại đây ông đổi tên là Lê Phát Đạt do trùng tên với một người thầy dạy.
Sau khi về nước, với vốn ngôn ngữ đa dạng của ḿnh, ông được bổ nhiệm làm thông ngôn cho chính phủ Pháp. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện.
Dù xuất thân trong một gia đ́nh b́nh dân nhưng bằng sự cố gắng của ḿnh và biết nắm bắt thời cơ, ông nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những người giàu có bậc nhất Sài G̣n xưa.
Hai pho tượng ông bà Huyện Sỹ trên hai ngôi mộ.
Tương truyền buổi đầu, người phương Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát măi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt vẫn không có người mua.
Lúc ấy đất G̣ Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế th́ làm chủ chính thức. Thế rồi, ông Huyện Sỹ bất đắc dĩ dồn tiền mua những thửa đất có vị trí tốt. Ông thuê người gieo trồng, cày cấy và gặp đúng năm mưa gió thuận ḥa, mùa màng bội thu.
Năm đó, ông tiếp tục vay mượn tiền của bạn bè để mua đất tiếp. Nhờ trúng mùa liên tiếp mà ruộng đất của ông tăng lên chóng mặt với phần nhiều đất ở các khu vực Tân An, Đức Ḥa, Đức Huệ.
Nhận thấy lợi ích từ việc mua đất lại nh́n xa được xu hướng phát triển Sài G̣n sẽ mở rộng ra, ông Huyện Sỹ mua thêm hàng loạt khu đất rộng lớn sát thành phố. Vài năm sau, khi thành phố mở rộng, ông nghiễm nhiên trở thành "đại gia bất động sản" với hàng ngàn căn nhà cho thuê, đất cho thuê để làm nhà máy, nhà xưởng...
Toàn bộ vùng đất trù phú, màu mỡ và đẹp nhất thuộc G̣ Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều thuộc sở hữu của ông.
Khối gia sản kếch xù nức tiếng Đông Dương
Tại trung tâm Sài G̣n, gia đ́nh ông Huyện Sỹ sở hữu nhiều mảnh đất với vị thế đắc địa. Trong đó phải kể đến khu đất rộng hơn 1 héc ta mà gia đ́nh ông dành để xây nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đă được ông hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, tính theo thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương.
Sau này con trai học hỏi ông cũng hiến đất ở khu G̣ Vấp để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Mức độ giàu có của ông Huyện Sỹ thời ấy được đồn thổi lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vào năm 1934, khi gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu) cho Vua Bảo Đại, gia đ́nh ông Huyện Sỹ đă tặng cho bà Nguyễn Hữu Thị Lan 1 triệu đồng tiền mặt (tương đương với 20.000 lượng vàng thời bấy giờ) làm của hồi môn.
Trong đời làm vua của ḿnh, Bảo Đại sau này c̣n phải dùng tiền của nhà vợ nhiều hơn là tiền Hoàng Gia.
Dù nắm trong tay khối gia sản đồ sộ nhưng vợ chồng ông Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí. Toàn bộ gia sản của ông được tập trung để phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo.
Không giống nhiều phú hộ giàu xổi khác, ông treo trong nhà hai câu đối: "Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/ Nhẫn nhi ḥa, xử thế lương đồ". (Tạm dịch: Trong gia đ́nh phải chăm chỉ và tiết kiệm/ Xử thế với người ngoài phải ḥa hoăn và nhẫn nhịn).
Con cháu của ông Huyện Sỹ đều được cho đi du học nước ngoài, thành đạt, cũng đều sở hữu đất đai rộng lớn.
Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ Huyện Sỹ chưa xây xong. Đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông mới được đưa vào an táng trong một gian pḥng phía sau cung thánh tại nhà thờ này.
VietBF@ sưu tập