Để t́m hiểu lư do v́ sao người Do Thái lại trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác, hăy thử đọc qua câu chuyện sau và trả lời câu hỏi được đưa ra:
Có hai tên tr.ộ.m cùng đột nhập vào một căn nhà qua đường ống khói, một tên mặt mũi đen ś dính đầy bồ hóng, tên kia mặt mùi vẫn sáng sủa. Theo bạn, tên trộm nào sẽ đi rửa mặt?
Phải chăng câu trả lời đương nhiên là tên trộm mặt mũi đen ś? Cũng có trường hợp tên mặt sạch sẽ nh́n vào tên đồng phạm rồi nghĩ mặt ḿnh cũng bẩn như vậy. Và bạn nghĩ cũng có thể tên mặt sạch sẽ là người đi rửa mặt? Nhưng khoan, nếu là một người Do Thái nghe câu chuyện này, họ sẽ không vội vàng kết luận mà đặt một câu hỏi khác ngay lập tức: “Tại sao cả hai tên trộm cùng đột nhập vào nhà qua đường ống khói mà một tên lại chui ra với khuôn mặt sạch sẽ được chứ?”
Đây chính là câu chuyện được lưu truyền về phương pháp “Hỏi - Đáp” - một trong những phương pháp cải thiện trí thông minh của họ. Phương pháp “Hỏi - Đáp” hay c̣n gọi là phương pháp cân nhắc đă giúp người Do Thái h́nh thành thói quen trả lời một câu hỏi này bằng một câu hỏi khác. Để học tập măi măi hăy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được coi bất cứ điều ǵ là chuyện hiển nhiên. Người Do Thái đă được dạy như thế và được truyền qua nhiều thế hệ. Dân tộc họ vốn dĩ có thể sống trong một khu ổ chuột tồi tàn nhưng không bao giờ để cho con cái thiếu thốn tri thức. Bởi họ đề cao việc học - giáo dục hơn là phát triển kinh tế, nên phương pháp này là một thứ tài sản có đóng góp rất lớn vào tri thức và khả năng rút ra kết luận chính xác của người Do Thái.
Minh chứng rơ nhất của phương pháp này là khi bạn kể với một học sinh trung học người Do Thái về câu chuyện Adam và Eva bị trục xuất khỏi vườn địa đàng do Adam đă cắn một miếng táo cấm, th́ chúng chắc chắn sẽ nhảy dựng lên với bạn v́: “Ai bảo đó là trái táo cơ chứ?”. Phải rồi, thật ra nó là “một trái hái từ cây tri thức”, cũng có nhiều giả thuyết cho rằng đó là trái nho hoặc trái sung. Cũng giống như hộp đen máy bay, bạn nghĩ rằng nó được gọi là “hộp đen” v́ màu sắc của nó ư? Trên thực tế hộp đen thường có màu da cam để dễ t́m kiếm khi cần thiết.
Chung quy lại, việc học hành của người Do Thái dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xét chiều sâu, chiều rộng của mọi vấn đề, ngay cả khi việc suy nghĩ đó không giúp họ t́m ra câu trả lời thỏa măn th́ việc này vẫn sẽ giúp kích thích năo bộ suy nghĩ sắc sảo hơn nhiều lần.
Hăy thử áp dụng phương pháp này bằng cách đưa ra những câu hỏi trước khi bước vào sự kiện mới, đàm phán công việc hay chỉ đơn giản là đến thăm một nơi nào đó. Cách này có thể giúp bạn giải quyết hàng tỉ vấn đề nan giải cùng nhiều thứ không biết thành những điều quen thuộc và có cảm giác kiểm soát được mọi thứ.
VietBF@sưu tập