Nhằm phục hồi kinh tế, lần đầu tiên 27 nước thành viên EU đồng thuận cùng đi vay một gói nợ chung quy mô lớn, hơn 900 tỷ USD.
Sau khi được hai cơ quan lập pháp cuối cùng trong Liên minh châu Âu - EU là quốc hội Áo và Ba Lan phê chuẩn cuối tuần trước, kế hoạch "NextGenerationEU" với mục tiêu huy động 750 tỷ euro (917 tỷ USD) để tài trợ cho phục hồi kinh tế sau đại dịch chính thức được triển khai.
Ủy ban châu Âu cho biết có thể đi vay vào tháng 7 hoặc có thể sớm nhất là ngay trong tháng này. "Ủy ban châu Âu đă sẵn sàng huy động tiền nhằm giúp cho EU trở nên 'xanh' hơn, kỹ thuật số hơn và linh hoạt hơn", Chủ tịch Ursula von der Leyen nói.
Cũng theo Ủy ban này, 38 tổ chức tài chính sẽ chịu trách nhiệm huy động vốn, bao gồm BNP Paribas của Pháp, Deutsche Bank của Đức và UniCredit của Italy. Chính phủ 27 nước thành viên sẽ nhận được khoản giải ngân đầu tiên là 13% tổng số tiền được phân bổ cho họ trong những tháng tới.
Số tiền giải ngân tiếp sau đó sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia có thực hiện các cải cách cần thiết hay không. Đây là lư do tại sao các quốc gia thành viên đă phải tŕnh kế hoạch phục hồi, phác thảo cách thức họ sử dụng số tiền nhận được để gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế ra sao.
Các kế hoạch vẫn đang được Ủy ban châu Âu xem xét và phải được các quốc gia thành viên khác đánh giá kỹ lưỡng lần cuối. Ban điều hành của EU dự định kết thúc đánh giá vào giữa tháng 6 và các nước thành viên sau đó sẽ có một tháng để đưa ra ư kiến về kế hoạch của nhau.
"Đây là một thời điểm lịch sử v́ đánh dấu khởi đầu của việc vay nợ chung quy mô lớn, ngay cả khi đó là một chương tŕnh tạm thời" , Erik Nielsen, Chuyên gia kinh tế trưởng tại UniCredit, đánh giá.
Theo ông Erik, quy mô khoản vay thực tế và giải ngân bao nhiêu sẽ không phải là vấn đề. Trong khi đó, các rào cản tiềm ẩn nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong giai đoạn thực hiện các cải cách và đầu tư. "Nhưng đó là điều b́nh thường đối với bất kỳ điều ǵ lớn lao và tham vọng", ông nói.
Nền kinh tế của Liên minh châu Âu giảm 6,1% năm 2020 và dự kiến sẽ phục hồi 4,2% vào năm 2021, theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu.
|