Mặc dù tôm là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu không chế biến đúng cách th́ khi ăn vào có thể gây ngộ độc, nhất là với trẻ nhỏ.
Chắc hẳn rất nhiều người đă biết rằng trong con tôm có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm dồi dào rất tốt cho tim và năo.
Ngoài ra, trong trong 85 gram tôm có 18 gram protein và các khoáng chất khác như selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê. Đồng thời tôm cũng cung cấp nhiều i-ốt - một khoáng chất không thể thiếu đối với con người.
Bạn cũng cần biết rằng toàn bộ các bộ phận chính của tôm như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết... đều tập trung ở phần đầu của con tôm. Mà tôm lại là động vật ăn tạp. Thức ăn của tôm khá đa dạng gồm: Côn trùng, tảo, ấu trùng của kư sinh trùng (giun sán), xác động vật và thực vật thối rữa…
Do vậy, phần đầu của tôm là phần chứa chất thải nguy cơ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen nhất là các đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen. Nếu đầu tôm có màu đen th́ rất có thể con tôm đó đă sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng.
Khi ăn tôm, bạn nhất định phải chế biến sạch, loại bỏ phần chứa dạ dày trên đầu tôm để đảm bảo an toàn. Ngoài ra với 5 nhóm người dưới đây tốt nhất là không nên ăn tôm.
Ảnh minh họa
Người bị dị ứng hải sản
Nếu ăn tôm xong mà thấy cơ thể ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạ huyết áp… rất có thể bạn bị dị ứng hải sản. Nguyên nhân là do tôm có chứa nhiều chất đạm lạ và chất histamin gây dị ứng.
Người đang bị ho, hen suyễn
Vỏ tôm và càng tôm khá cứng và có thể bị mắc lại ở cổ họng gây ngứa và ho. Người đang ho ăn tôm sẽ khiến bệnh nặng hơn v́ hệ hô hấp lúc này dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến t́nh trạng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Người mắc bệnh gút
Người mắc bệnh gút không nên ăn tôm và các loại hải sản v́ nếu dung nạp lượng purine quá mức sẽ dễ lắng động các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho t́nh trạng bệnh tồi tệ hơn.
Người bị đau mắt đỏ
Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm t́nh trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài tôm, người đau mắt đỏ cũng không nên ăn các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol. Vậy nên những người có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch th́ không nên ăn nhiều tôm.