Đặng Tất Thắng cựu tổng giám đốc Bamboo, anh em với Quyết Còi tung đơn tố cáo Mình Xoài.
Có thể Minh Xoài và Đỗ Văn Hoành sắp đến ngày bị điều tra. Thấy nói Minh Xoài đã bị phát hiện liên quan rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan. Còn Hoành thời làm công an Vĩnh Phúc nhận tiền của Hậu Pháo.
Nhà báo Bùi Thanh Hiều chia sẻ từ Berlin
Nguồn Tình Báo VNCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2024
ĐƠN KIÊN NGHỊ
Kính gửi:
- Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
- Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ,
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,
- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,
- Ban Nội chính Trung ương,
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực
- Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung
ương,
- Thanh tra Bộ Công An.
Kiến nghị về việc chuyển nhượng Bamboo Airways!
Tôi Đặng Tất Thắng - Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tập đoàn FLC và Hãng hàng không Bamboo Airways
cam kết những gì tôi kê trong câu chuyện này là thật
100%, nếu sai tôi xin được chịu trách nhiệm trước
Pháp luật.
Tôi tên là Đặng Tất Thắng, sinh ngày 29/10/1981, số
CCCD: 001081008999. Tôi công tác tại Tập đoàn FLC
từ tháng 7/2014. Sau đó tháng 12/2014 tôi được bổ
nhiệm với vai trò Phó TGĐ Tập đoàn FLC, trực tiếp
quản lý mảng Đầu tư và Phát triển các dự án của FLC.
Từ năm 2014, tôi đã trực tiếp phát triển các dự án FLC
Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, FLC Hạ Long, FLC Quảng
Bình...và rất nhiều các dự án BĐS khác trên khắp cả
nước. Tới tháng 12/2021 tôi tiếp tục được bầu vào
HĐQT Tập đoàn FLC với chức vụ Phó Chủ tịch
HĐQT.
Đầu 2017 khi Tập đoàn FLC bắt đầu có ý tưởng thành
lập Hãng hàng không, tôi được HĐQT giao nhiệm vụ
phụ trách dự án này từ trang giây trắng. Lúc này tôi
vân song song phụ trách mảng đầu tư và dự án khu vực
phía Nam (bà Hương Trần Kiều Dung Phó Chủ tịch
HĐQT phụ trách phía Bắc và miền Trung). Tôi được
giao nhiệm vụ về Hàng không đo cá nhân là người đam
mê Hàng không và sưu tầm máy bay mô hình từ bé, vì
vậy tôi xung phong nhận nhiệm vụ này khi HĐQT Tập
đoàn FLC có ý tưởng bước chân vào Hàng không. Do
có sẵn đam mê cộng thêm khả năng tự đọc tự học nên
ôi đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về Hàng
không, tổ chức, nhân sự trước khi bắt tay vào thiết lập
bộ máy. Việc đầu tiên sau khi hình thành xong ý tưởng
về thương hiệu, dịch vụ, định hình phân khúc của Hãng
hàng không này, đó là đặt tên - chúng tôi đã suy nghĩ
rất nhiều tên gọi và cuối cùng được lựa chọn là
Bamboo Airways (một cái tên vừa rất quốc tế nhưng
lại mang hồn Việt trong nó) để gắn cho Hãng Hàng
hông này với mong muốn sau này Bamboo Airways
không chỉ là một Hãng hàng không Việt Nam mà còn
vươn mình ra khu vực. Việc làm thủ tục, xây dựng bộ
máy, thuê mua tàu bay, xây dựng dịch vụ chất „
hiết lập các hệ thống an toàn tiêu chuẩn... cho
Bamboo Airways được làm cực kỳ chuẩn chỉ và bài
bản, cũng là nghiêm túc và khắt khe nhất (theo lời Cục
Hàng không) theo các tiêu chuẩn của FAA (Cục Hàng
không Hoa Kỳ) và cuối cùng sau hơn 1 năm chuẩn bị,
tháng 01/2019 Bamboo Airways có chuyến bay đầu
iên.
(Các việc liên quan đến thiết lập Bamboo Airways và
vận hành trong suốt quãng thời gian từ năm 2017 cho
đến năm 2022, tôi xin được chia sẻ trong dịp khác)
Trong suốt quãng thời gian làm việc và công tác tại
Tập đoàn FLC cũng như Bamboo Airways, dù là một
tổ chức tập đoàn kinh tế tư nhân, nhưng tôi luôn tự hào
mình đã làm việc và chiến đấu theo đúng tỉnh thần của
một người con yêu nước thực sự, chưa bao giờ tôi cầm
một đồng tiền nào ngoài lương thưởng chính thức, kể
cả trong những thời gian khó khăn và dễ dàng trục lợi
nhất như chuyến bay Giải cứu trong thời kỳ dịch
Covid-19, tôi đã chỉ đạo cả tập thể Bamboo không bất
cứ một ai được cầm bất cứ đồng tiền nào không xứng
đáng không thuộc về mình, và cũng vì lý do đó mà
trong đại án Giải cứu Bamboo Airways không có bất
cứ liên quan gì. Đơn kiến nghị này được tôi gửi đi
cũng với tư cách một công dân yêu nước, mong muốn
các cơ quan chức năng được nghe một câu chuyện thật
và khách quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho gia đình
ông Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn FLC và Bamboo Airways), cho Tập đoàn FLC và
Hãng hàng không Bamboo Airways, cho các cô đông
và người dân sử dụng dịch vụ của Hãng.
Ngày 29/3/2022, khi ông Trịnh Văn Quyết chính thức
bị khởi tố và tạm giam, tôi đang công tác tại Vương
quốc Anh lo cho sự kiện “Xúc tiến đầu tư vào Việt
Nam” tại London thì nhận được tin này, bàng hoàng và
vô cùng lo lắng. Dù rất nhiều người khuyên can tôi nên
ở lại Anh một thời gian để xem xét tình hình, nhưng cá
nhân tôi tự tin tôi là một người “sạch” hoàn toàn và
nhận định tình hình lúc này Tập đoàn FLC cũng như
Hãng hàng không Bamboo Airways cần một người
lãnh đạo nên tôi vẫn quyết định trở về theo khuyến
nghị của Phó TGĐ Tập đoàn FLC bà Vũ Đặng Hải
Yến (cũng là người nhận được uỷ quyền của ông Trịnh
Văn Quyết sau khi bị khởi tố). Hạ cánh tại sân bay
sáng 31/3/2022 thì ngay trong buồi sáng Tập đoàn FLC
ban hành công bố tôi trở thành Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn FLC kiêm Chú tịch HĐQT Hãng hàng không
Bamboo Airways. Theo quy định và Điều lệ của FLC
và Bamboo Airways, do cả Chủ tịch Quyết và Phó Chủ
tịch là bà Hương Trần Kiều Dung bị khởi tố nên Phó
Chủ tịch HĐQT còn lại là tôi sẽ được làm quyền Chủ
tịch HĐQT. Như vậy lúc này, HĐQT Tập đoàn FLC
chỉ còn lại tôi, bà Bùi Hải Huyền (thành viên HĐQT
kiêm Tổng giám đốc FLC) và ông Lã Quý Hiển
(Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ). Thời điểm lúc
này rất rối ren, mọi thứ xấu nhất bủa vây ập tới với Tập
đoàn FLC và đặc biệt là Hãng hàng không Bamboo
Airways, khi công nợ với các bên đều ập tới trong khi
nguồn thu lại bị dừng do ảnh hưởng uy tín trầm trọng
từ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt. Tôi và HĐQT Tập
đoàn FLC lúc này phải liên tục họp và làm việc gần
như 24/7 dưới áp lực điều đình với các chủ nợ, nhà
cung cấp, các đối tác để đảm bảo vận hành của Tập
đoàn FLC cũng như Hãng hàng không Bamboo
Airways.
Một trong những việc đầu tiên khi lên đảm nhiệm Chủ
tịch FLC và Bamboo Airways, tôi có chủ động làm các
công văn gửi tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
An (C01) về việc đề nghị tách bạch giữa sai phạm cá
nhân của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết với Tập đoàn FLC
và Hãng hàng không Bamboo Airways đồng thời xin
được sớm vào gặp ông Quyết để nhận được những chỉ
đạo về các công việc điều hành cũng như tài chính,
chuyển nhượng nếu có. Tuy nhiên, ngay trong thời
gian đầu dù rất muốn, _ bằng nhiều văn bản và cá nhân
tôi cũng đã gặp trực tiếp lãnh đạo C01 (trung tướng Đỗ
Văn Hoành) nhưng vân không được gặp ông Quyết do
ông Hoành nói quy định trong thời gian điều tra làm
án. Tại thời điểm này, rất nhiều các nhà đầu tư quan
âm bất đầu quan tâm và đánh tiếng về Bamboo
Airways, đây cũng là điều dễ hiểu bởi Hàng không là
lĩnh vực đặc thù và Bamboo Airways rất đẹp đẽ và
tiềm năng với các đối tác. Nổi bật lên trong các nhà
đầu tư quan tâm này là ông Dương Công Minh (Chủ
tịch ngân hàng Sacombank hay còn gọi là ông Minh
Him Lam do sở hữu tập đoàn Him Lam), lý do bởi
Sacombank đang là một trong những chủ nợ lớn của
FLC và Bamboo tại thời điểm đó, cũng như tiềm lực
tài chính và uy tín con người ông Dương Công Minh
trên thương trường. Một tuần ngay sau khi ông Quyết
bị bắt thì Sacombank tổ chức mời FLC họp tại sân golf
Long Biên, tại đây hai bên có đưa ra vấn đề phải giải
quyết cấp bách các khoản nợ cho vay của FLC bởi
Sacombank tại các dự án đề “giúp” Sacombank tổ chức
thành công Đại hội cổ đông trong 01 tháng tới mà
không bị các Cổ đông chất vấn về chất lượng các
khoản vay này. Đồng thời phía FLC đề nghị
Sacombank tiếp tục duy trì hỗ trợ các khoản đang cho
Bamboo Airways vay để đảm bảo vận hành Hãng hàng
không.
Do khối lượng công việc không lồ những ngày này nên
các công việc liên quan đến tài chính, điều hành của
Tập đoàn FLC được tôi giao cho Tổng giám đốc, còn
cá nhân thì tập trung vào điều hành tại Bamboo
Airways để đảm bảo vận hành khai thác bình thường.
Sau cuộc họp trên khoảng hơn một tuần thì ông Minh
có mời tôi vào Sài Gòn để làm việc về Bamboo
Airways, và tại buổi họp này ông Minh chính thức
thông báo với cá nhân tôi với tư cách Chủ tịch Tập
đoàn FLC và Bamboo Airways về việc liên doanh giữa
ông và bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát) mà người đại diện của bà Lan cũng là I
người tên Minh (Hồ Quốc Minh). Ngay tại phòng làm
việc của mình, ông Minh nói về việc liên doanh trên
muốn vào (M&A mua lại) Bamboo Airways. Tôi có
ghi nhận về việc trên và trao đổi sẽ báo cáo lại C01, đại
diện người nhà ông Quyết cũng như HĐQT Tập đoàn
FLC về chủ trương trên. Đồng thời ông Dương Công
Minh cũng hỗ trợ tiền thanh toán cho Bamboo Airways
vay ngay lập tức khoảng 100 tỷ để hỗ trợ thanh khoản
cho Hãng. Trong chuyến công tác Sài Gòn này thì sau
buổi gặp ông Minh, tôi có nhận lời gặp ông Quân (Bùi
Cao Nhật Quân — Phỏ Chủ tịch lập đoản Novaland)
bàn về việc phía Novaland cũng mong muốn được
nhận chuyền nhượng lại Bamboo Airways. Tôi cũng cơ
bản đồng ý chủ trương M&A Bamboo cần làm minh
bạch và khách quan để đảm bảo tính cạnh tranh và
quyền lợi cho chủ đầu tư cũ là Tập đoàn FLC và ông
Trịnh Văn Quyết. Vì lý đo đó, sau khi báo cáo HĐQT
về việc chủ trương cho phép chuyền nhượng Bamboo
Airways đo Tập đoàn FLC không còn đủ nguồn lực đề
“nuôi” tiếp Bamboo Airways trong giai đoạn này (mỗi
tuần trung bình phải bơm thêm 100 tỷ để đảm bảo hoạt
động cho Bamboo), và cũng báo cáo HĐQT cũng như
bà Diệp (vợ ông Quyết) về việc có 2 Nhà đầu tư quan
tâm đến Bamboo thời điểm này là ông Minh Him Lam
và Novaland. Cả 2 bên đều cho người vào làm DD
(Due Diligence - Thâm định chuyên sâu) để đánh giá
sơ bộ giá mua và điều kiện mua.
Đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính Bamboo tại thời
điểm có 2 đối tác quan tâm M&A như sau: Tổng vốn
điều lệ 18.500 tỷ đồng; sơ bộ tỉ lệ nắm cổ phần:
Bamboo 51% sở hữu bởi cá nhân ông Trịnh Văn
Quyt, gần 40% còn lại thì sở hữu bởi Tập đoàn FLC
và các công ty liên quan FLC, 9% nằm ở nhỏ lẻ và các
nhóm cô đông. Phần lớn số cỗ phần này được đem đi
thế chấp tại 3 ngân hàng là OCB, Sacombank và NCB,
tông công nợ phải trả sau 2 năm Covid của Bamboo
Airways là 13.300 tỷ đồng. Bamboo Airways đang ở
trong giai đoạn khởi nghiệp và chưa thu hồi vốn đầu
tư, về cơ bản tình hình hoạt động thị trường cũng như
của bản thân, phải chấp nhận bơm thêm tiền để đưa số
lượng tàu bay lên trên 40 tàu thì mới có thể đạt điểm
hoà vốn và có lãi, ngoài ra là điều kiện cần để IPO
(Niêm yết trên sàn chứng khoán) Bamboo thành công.
Đây là 1 cuộc chơi lớn, đòi hỏi những nhà đầu tư phải
có đủ lực, đủ tâm và tầm thì mới làm được hàng
không. Về cơ bản sẽ phải “bơm” thêm hơn 20.000 tỷ
để giải quyết nợ, tăng sô lượng tàu và kinh doanh hiệu
quả có lãi để IPO thành công. Tuy nhiên nếu IPO thành
công thì giả sử chỉ với mức giá cổ phần khiêm tốn là
nhân 05 lần mệnh giá phát hành thì cũng mang lại cho
Nhà đầu tư khoảng 4-5 tỷ Đô la Mỹ (Hai hãng hàng
không Việt Nam đang niêm yết trên sản chứng khoán
Việt Nam đều có cố phiếu ở mức giá cổ phần gấp hơn
8 lần so với mệnh giá phát hành). Cũng vì điều kiện
này mà rất nhiều Nhà đầu tư khác tìm đến với Bamboo
nhưng vì không đủ lực nên đều phải lắc đầu quay ra.
Mặt khác với cá nhân tôi là người trong nghề đánh giá
dù có cho doanh nghiệp khác 20.000 tỷ để xây dựng 1
Hãng hàng không với chất lượng, tiếng vang thương
hiệu, giấy phép thủ tục, bộ máy nhân sự, đường bay
phủ kín quốc tế và nội địa trong hơn 2 năm là rất khó,
thậm chí có thể nói là bất khả thi.
Ngay sau khi biết tin có một Nhà đầu thứ 2 quan tâm là
Novaland, ông Minh tiếp tục bay ra Hà Nội đề gặp tôi
và thê hiện quyết tâm cao muốn lấy Bamboo Airways,
đồng thời hỗ trợ tiếp tục bơm vôn cho Bamboo trong
lúc chờ rõ ràng về chuyển nhượng. Tôi có yêu câu và
nói rõ với ông Minh là việc chuyền nhượng phải được
sự đồng ý theo thoả thuận giữa gia đình ông Quyết,
HĐQT Tập đoàn FLC (lúc này ông Minh cũng tự nhận
hỗ trợ với vai trò “Ông cố vấn” để “thao túng tâm lý”
các thành viên HĐQT khác của Tập đoàn FLC) và các
cổ đông khác bằng cách dọa bắt hoặc cấm xuất cảnh.
Sau khi cả 2 bên DD xong, do nhận thấy Bamboo phải
gánh lỗ khá lớn nên phía ông Minh chỉ đồng ý chuyển
nhượng Bamboo với giá cổ phiếu theo định giá của
một bên thứ 3 và không bao gồm hỗ trợ gì cho gia đình
ông Quyết. Trong khí phía ông Quân Novaland đưa ra
đề nghị để lại 10% số lượng cổ phần và 2000 tỷ đồng
tiền mặt hỗ trợ bên ngoài và chuyển giao nguyên trạng
cùng 2% số lượng cổ phần và 200 tỷ đồng tiền mặt cho
Ban điều hành, số cổ phần còn lại được định giá theo
đơn vị định giá độc lập. Sau khi trao đổi với HĐQT, tôi
có mang nguyên đề nghị trên chuyển lại phía ông Minh
do tôn trọng ông là người ngỏ ý muốn vào Bamboo
đầu tiên và thực tế đã bơm thêm tiền hoạt động cho
Bamboo, nên chỉ với điều kiện bằng Novaland đã đưa
ra ở trên là sẽ ưu tiên phía liên danh Him Lam/Vạn
Thịnh Phát. Ngay lập tức, ông Minh đồng ý mọi điều
kiện tương đồng với Novaland cho gia đình ông Quyết,
còn với Ban điều hành là 200 tý đồng và không có cô
phần đi kèm cùng điều kiện là tôi phải gắn bó với
Bamboo tiếp đến khi IPO lên sàn. Tuy nhiên ngay sáng
hôm sau, ông Minh thông báo lại với HĐQT về việc
sau khi trao đổi với bà Lan Vạn Thịnh Phát, bà Lan
không đồng ý việc đề lại một tỉ lệ cổ phần cho gia đình
ông Quyết dẫn tới bà rút. Bà Lan rút nên ông Minh
cũng không còn đủ lực để vào, nên yêu cầu HĐQT làm
việc tiếp với Novaland về việc chuyển nhượng
Bamboo. Mặt khác ông Minh gọi điện cho ông Quân
Novaland yêu cầu về việc ông Minh đang là chủ nợ lớn
của Bamboo Airways, nên Novaland muốn vào
Bamboo phải thông qua ông Minh chứ không phải
HĐQT Tập đoàn FLC (việc này tôi được biết do Quân
gọi thông báo không vào dự án Bamboo nữa với lý do
trên). Sau khi “đuổi” được Novaland đi thì ông Minh
cũng chơi bài dừng cung cấp tiền cho Bamboo, đồng
thời quay ra ép chỉ lấy Bamboo với giá 0 đồng và cũng
không có bất cứ cổ phần hay tiền mặt nào cho ai. Tôi
và ông Nguyên (Lê Bá Nguyên là ông vợ ông Quyết và
là Chủ tịch HĐQT FLC sau tôi) bay vào Sài Gòn gặp
đề thương thảo lại với ông Minh nhưng không thành.
Ngay thời điểm này một đối tác mới xuất hiện là phía
Thaco Trường Hải qua sự giới thiệu của ông Khoa
Keangnam. Bên đối tác mới cũng nhanh chóng vào DD
và đánh giá hiện trạng „ Bamboo. Tuy nhiên sau đó, vì
một số lý do chính trị tế nhị (không muốn va chạm với
ông Minh) nên phía Thaco cũng từ chối và rút lui. Về
phía ông Minh thì tiếp tục tung tin Novaland không
được Chính phủ đông ý vào Bamboo nên chắc chăn lúc
này chỉ có 1 Nhà đầu tư quan tâm là Him Lam. Bằng
nhiều biện pháp, phía HĐQT Tập đoàn FLC cũng kiểm
tra và có được tín hiệu rõ ràng từ Chính phủ gửi tới
ông Minh về việc phải ứng xử văn minh với gia đình
ông Quyết trong việc chuyển nhượng Bamboo trước
cuộc họp HĐQT tiếp theo của Tập đoàn FLC với phía
ông Minh. Trong cuộc họp này ông Minh đồng ý ý để lại
5% cô phần cho ông Quyết cùng 1000 tỷ tiền mặt
ngoài với số cổ phiếu chuyển nhượng được định giá
độc lập, với điều kiện ông Quyết đồng ý, và 200 tỷ
đồng cho Ban điều hành giữ nguyên như ban đầu. Như
vậy bước đầu chúng tôi đã thành công trong việc đảm
bảo được quyền lợi cho gia đình ông Quyết trong
thương vụ M&A. Trong thời gian này dù không quyền
bố vào FLC, nhưng ông Minh đóng vai “Ông cô vấn”
đề thao túng tâm lý các thành viên HĐQT FLC, cũng
như lọc ra các dự án tốt có tiềm năng để chuyển giao
cho các công ty sân sau của Him Lam được tài trợ vốn
bởi chính Sacombank. Việc các dự án và tài sản của
FLC tôi xin được phép viết ở một nội dung khác, nội
dung ở đây chỉ tập trung vào việc M&A Bamboo. Sau
khi gạt bỏ được hết các đối thủ cạnh tranh và đạt được
sự thống nhất với HĐQT FLC về việc chuyển giao
Bamboo, ông Minh chính thức “phân công” nhiệm vụ
cho các thành viên HĐQT FLC trong công việc rốt ráo
xin chuyển nhượng Bamboo Airways như sau:
1. Yêu câu tôi phải lựa chọn Chủ tịch Tập đoàn
FLC hoặc Chủ tịch kiêm TGĐ Bamboo Airways để
không bị quá tải về công việc. (Tôi chọn ở lại Bamboo)
2. Giao nhiệm vụ cho ông Lê Thái Sâm, ông Doãn
Hữu Đoàn (là 2 người mới của ông Minh) bàu trách
nhiệm đi đưa tiền hồi lộ Trung tướng Đỗ Văn Hoành
(Cục trưởng C01) để người của FLC có thể vào gặp
ông Quyết xin ý kiến về việc chuyển nhượng Bamboo
Airways.
3. Giao nhiệm vụ cho bà Bùi Hải Huyễn TŒĐ Tập
đoàn FLC về việc đưa tiền hối lộ các cấp phía dưới
của C01 để đảm bảo thuận lợi trong các công việc.
4. Tổ chức khẩn cấp họp Đại hội cổ đông bắt
thường của FLC để tìm và bầu ra Chủ tịch mới, đồng
thời bồ sung 2 thành viên là người của ông Minh vào
HĐỌT là ông Sâm, ông Đoàn ( Lê Thái Sâm và Doãn
Hữu Đoàn, 2 TỰ HĐQT của FLC, hiện nay mới bãi
nhiệm).
Ngay sau khi phân công như vậy, thì tôi được nghe chi
tiết cụ thể về các khoản chỉ đưa tiền phía C01 như sau:
1. Ông Nguyên (anh vợ ông Quyết) báo cáo với tôi
về việc ông Sâm và ông Đoàn (theo chỉ đạo của ông
Minh) lần I đã mang số tiền tương đương 2 triệu Đô
la Mỹ đi gặp ông Hoành tại trụ sở Bộ Công An số 47
Phạm Văn Đông, (chỉ tiết là đi lên từ đường hầm của
Bộ Công An và lên phòng ông Hoành). Việc báo cáo
của ông Nguyên nội dung này được thực hiện tại căn
phòng trên tầng 37 toà nhà Bamboo Airways địa chỉ số
265 Câu Giáy, tại đây có cả ông Nguyên và ông Sâm.
2. Bà Huyền TGĐ báo cáo với tôi về việc ông
Đoàn tiếp tục gặp được ông Hoành tại khách sạn
Metropol và cũng đưa ông Hoành với số tiền tương
đương 2 triệu Đô la Mỹ.
Cá nhân tôi không rõ các việc trên có xảy ra và có
đúng như các ông bà trên báo cáo tôi hay không. Tuy
nhiên sau một thời gian thì đúng là khi lần đầu chúng
tôi được sắp xếp vào gặp ông Quyết tại trại T16 vào
ngày (dù trước đó rất nhiều lần chúng tôi kiến nghị với
C01 và trực tiếp Trung tướng Đỗ Văn Hoành về việc
yêu cầu cho Ban lãnh đạo gặp đề xin ý kiến về các việc
điều hành và chuyền nhượng). Lần gặp đầu có tôi, bà
Huyền, bà Diệp và ông Nguyên (lúc này đã là tân Chủ
tịch HĐQT FLC). Tại buổi làm việc này chúng tôi có
báo cáo về tình hình hiện trạng, hoạt động của FLC
cũng như Bamboo Airways. Ông Quyết đồng ý chủ
trương về việc cho phép chuyên nhượng Bamboo, yêu
cầu làm khách quan, minh bạch và định giá chuẩn. Sau
buổi làm việc này thì phía ông Minh mà đại diện là ông
Sâm có lựa chọn l công ty định giá là Công ty CP
Thâm định giá Việt định giá I cổ phiếu Bamboo có trị
giá 220,40 VND/cổ phần (trong khi tại thời điêm này
giá thị trường của 01 cô phần Bamboo giao địch ở mức
khoảng 25.000 đồng/cổ phần. Như vậy giá trị định giá
tương đương chưa đến 1% giá thị trường. Sau khi định
giá xong, ông Sâm soạn thảo I bản chuyển nhượng cô
phần giữa ông Sâm và bà Diệp (tức vợ ông Quyết) về
số lượng cô phiếu 51% của ông Quyết cho ông Sâm
với giá trị định giá là 220,40 đồng/cổ phần và yêu cầu
tôi với tư cách Chủ tịch kiêm TGĐÐ Bamboo Airways
xác nhận vào biên bản này. Tôi đã không đồng ý xác
nhận vào biên bản này với các lý do nêu như sau:
1. Việc định giá Hãng hàng không như Bamboo
Airways phải được định giá bằng công ty định giá
Quốc tế độc lập mới đám bảo được sự chính xác về giá
trị.
2. Phương pháp định giá do Công ty CP thẩm định
giá Việt sử dụng trong bảng định giá là không chuẩn
xác, riêng giá trị thương hiệu Bamboo, của ông Quyết
và tôi đều xác định phải ít nhất ở mức 10.000 tỷ đồng
nhưng không được tính tới, ngoài ra các phân nợ là nợ
kế hoạch không thể được cho khẩu trừ vào vốn để có
thể định giá ra được giá CP là 220,40 đồng/cồ phiếu.
Trong khi giá giao dịch thị trường lúc đó đã là khoảng
25.000 đông/cổ phiếu.
Với các lý đo nêu trên tôi kiên quyết không thể ký xác
nhận vào Biên bản thoả thuận giao dịch này. Vì lý do
này ngay lập tức ông Minh gọi điện thông báo với tôi
về việc ông ấy sẽ dừng vào Bamboo do thay đổi kế
hoạch tài chính, yêu cầu Bamboo xác nhận số tiền vay
và có phương án hoàn trả (khoảng 1.300 tỷ đồng tại
thời điểm tháng 7/2022). Mặt khác, ông Minh đi nói
với ông Nguyên (Chủ tịch FLC) và bà Diệp vợ ông
Quyết về việc yêu cầu tôi phải đứng dậy khỏi chức vụ
TGĐ Bamboo Airways thì mới tiếp tục bơm tiền cho
Bamboo, do tôi “láo” với ông Minh???? Bằng nhiều
cách, tôi nhận được thông tin rằng nếu tôi không hợp
tác bàn giao đứng lên thì sẽ bị Câm xuất cảnh, bị bắt,
đồng thời có thể có khả năng ông Quyết sẽ bị thêm tội
thứ 2. Và đúng là ngay sau đó, ngày 23/8/2022, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định bổ
sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ
sung. Quyết định khởi tố bị can đối với: Trịnh Văn
Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và
Hương Trần Kiều Dung về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản" xảy ra tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros).
Song song với đó, ông Minh chỉ đạo bà Diệp, bà
Huyền TGĐ FLC, ông Sâm và ông Nguyên vào Trại
T16 để nhằm xin ý kiến ông Quyết về việc chuyển
nhượng Bamboo theo giá định giá 220,40 đồng/cp mà
không có tôi (lúc đó vẫn là Chủ tịch kiêm TGĐ
Bamboo Airways). Ngay khi biết tin trên tôi có trực
tlếp gọi điện cho ông Hoành cục trường C01 đề nghị
bổ sung tôi vào danh sách gặp ông Quyết và đã được
chấp thuận. Trong trại tạm giam do điều kiện nên tôi
không có đủ thời gian đề phân tích đầy đủ các phương
án (lúc này Novaland quay lại đồng ý với giá định giá
độc lập cao hơn và phương án tài chính tốt hơn) đồng
thời phía đại diện ông Minh là ông Sâm cũng cam kết
hỗ trợ ông Quyết không bị khởi tổ tội thứ 2 nên ông
Quyết đã đồng ý ký chuyển nhượng với giá cô phần
định giá trên. Cá nhân tôi có ghi rõ trong biên bản là
tôi chỉ đồng thuận theo sự đồng ý của ông Trịnh Văn
Quyét.
Sau khi cân nhắc các lý do và quyền lợi của FLC, của
Bamboo Airways, cũng như an toàn của bản thân cá
nhân tôi và gia đình, tôi đã quyết định nộp đơn xin từ
nhiệm toàn bộ các chức vụ tại Tập đoàn FLC và
Bamboo Airways vào 27/7/2022. Sau khi nghỉ thì tôi
không còn liên quan và nắm gì nhiều các công việc của
FLC và Bamboo Airways. Tuy nhiên tới tận
04/3/2023, tại Đại hội cổ đông bất thường của FLC
diễn ra thì mới công bố thông tin về việc Bamboo
Airways có Nhà đầu tư mới chiến lược và chủ trương
Tập đoàn FLC cũng muốn thoái vốn tại Bamboo
Airways. Sau đó tôi có được biết là ông Quyết đồng M
ký bán Bamboo Airways với giá trị 250 đồng một cô
phiếu qua các thông tin nội bộ chứ không và chưa hề
bao giờ được công bố rộng rãi trên báo chí. Sau khi
mua xong được cô phần của ông Quyết G1) nhóm
Nhà đầu mới có tô chức Đại hội cổ đông bắt thường
vào ngày 10/4/2023 của Bamboo Airways về việc xin
ý kiến .ĐHCĐ thông qua phương án phát hành thêm
tăng vốn bằng cách hợp thức hoá khoản vay tín chấp
trong khi lại chưa thống nhất được phương án mua cô
phần của Bamboo còn lại do Tập đoàn FLC nắm và
các cô đông nhỏ lẻ, đẫn tới có thể gây thiệt hại cho các
Nhà đầu tư nhỏ lẻ này. Từ đó ĐHCĐ đã không thông
qua phương án này.
Sau khi xâu chuỗi toàn bộ quá trình M&A Bamboo
Airways trong khi chủ cũ là ông Quyết vẫn đang bị
tạm giam, chưa có bản án cuối cùng, cá nhân tôi nhận
định và kiến nghị một số điểm sau kính để nghị các
Quý Lãnh đạo và Quý Cơ quan cần làm rõ:
1. Có hay không việc đưa tiền cho C01 như tôi nêu
ở trên nhằm làm tác động đến quá trình chuyển
nhượng doanh nghiệp gây thất thoát tài sản chính
đáng của cá nhân và Cổ đông??? (Tôi có ảnh và đầy
đủ file ghi âm việc chỉ đạo hồi lộ của ông Dương Công
Minh cho Trung tướng Đỗ Văn Hoành).
2. Có hay không việc thao túng giá cổ phiếu
Bamboo Airways 250VND/1 cp dẫn tới gây thiệt hại
nghiêm trọng cho các cổ động đang nắm giữ cổ phiếu
Bamboo cũng như thất thoát tiền bạc và tài sản của
Nhà nước bởi vì số tiền chuyển nhượng được dùng cho
khắc phục trong vụ án của ông Trịnh Văn Quyết???
3. Nếu giả sử bà Lan (Trương Mỹ Lan Chủ tịch
Vạn Thịnh Phát) không bị bắt thì có lẽ Bamboo
Airways đã rơi vào tay một doanh nghiệp góc Hoa,
việc này có thể ảnh hưởng tới an toàn an nỉnh hàng
không quốc gia. Việc không công khai mình bạch trong
quá trình xem xét lựa chọn nhà đâu tư mới cho
Bamboo Airways cũng dẫn tới kết quả Bamboo
Airways đang đứng trước bờ vực phá sản như ngày
hôm nay sau khi được chuyển nhượng: do Nhà đâu tư
mới yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn quản trị.
4. Tôi kiến nghị xem xét và kiểm tra lại việc
chuyển nhượng Bamboo Airways có được diễn ra mình
bạch, khách quan hay không nhằm đảm bảo quyển lợi
của chính Bamboo Airways và các Nhà đầu tư cũng
nhự quyên lợi của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng
như Cổ đông sáng lập như tôi và các Cổ đông khác.
Tôi xin cam kết và bàu hoàn toàn trách nhiệm về
những thông tin tôi nêu trên trong đơn này, có đi kèm
bằng chứng (ghi âm, chụp ảnh) tôi sẵn sàng cung cấp
nếu được đảm bảo về an toàn của bản thân.