Theo như cư dân mạng đă lục lại tờ báo giấy của Hong Kong đưa tin vào năm đó, trong đó viết rằng có hơn 10.000 người chết vào ngày 4/6/1989, nhờ sau khi có một nhân chứng vào ngày 4/6 mới đây đă công bố bức ảnh một số nạn nhân được chụp vào năm đó về cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc, đây là bức ảnh lần đầu tiên được công bố về cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn.
Ngày kỷ niệm 35 năm cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn (4/6/1989 - 4/6/2024) đang đến gần. Mới đây, một nhân chứng ngày 4/6 đă công bố bức ảnh một số nạn nhân được chụp vào năm đó. Có cư dân mạng đă lục lại tờ báo giấy của Hong Kong đưa tin vào năm đó, trong đó viết rằng có hơn 10.000 người chết vào ngày 4/6/1989.
Vào ngày 28/5 trên nền tảng mạng xă hội X (tên cũ là Twitter), ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), một học giả Trung Quốc, người đích thân trải qua ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh, đă công bố một bức ảnh chụp ba người đă khuất. Theo ông Ngô, đây là lần đầu tiên bức ảnh này được công bố, người chụp ảnh không muốn tiết lộ danh tính v́ lư do an toàn cho cá nhân.
Bài đăng trên tài khoản X của ông Ngô Nhân Hoa vào ngày 28/5/2024. (Ảnh chụp màn h́nh)
Ông Ngô Nhân Hoa cho biết bức ảnh này được chụp vào trưa ngày 4/6/1989, tại ṭa nhà giảng dạy của Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc (CUPL). Ngày hôm đó, ông Ngô và đồng nghiệp Lưu Tô Lư (Liu Suli) cũng đă tận mắt nh́n thấy những thi thể này.
Khi cuộc thảm sát ngày 4/6/1989 xảy ra, ông Ngô Nhân Hoa đang là trợ lư nghiên cứu tại Viện Chỉnh lư Cổ thư Pháp luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc.
Ông Ngô Nhân Hoa cho biết trong bài đăng này rằng, 3 thi thể sinh viên trong bức ảnh này được đưa về từ khu Lục Bộ Khẩu ở Đại lộ Tây Trường An. Khoảng 6h sáng hôm đó, 3 chiếc xe tăng của Sư đoàn xe tăng số 1 thuộc Khu đồn trú Thiên Tân đă đuổi theo nhóm các học sinh, sinh viên đang rút lui khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Trong đó, chiếc xe tăng số 106 đă quay đầu lao vào học sinh, sinh viên và giết chết 11 người cũng như làm nhiều người khác bị thương. Một tài xế tự do ở Bắc Kinh đă chủ động dùng xe tải chở thi thể 5 sinh viên đến Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc nhằm dùng làm bằng chứng để sau này khởi kiện quân đội v́ thảm sát người dân.
Ban đầu, thi thể của 5 sinh viên này được đặt trên một dăy bàn phía trước ṭa nhà giảng dạy của Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc. Vào khoảng 10h sáng hôm đó, ông Ngô Nhân Hoa và ông Lưu Tô Lư dẫn khoảng 20 sinh viên từ Quảng trường Thiên An Môn trở về Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc. Vừa bước vào cổng trường, họ đă nh́n thấy 5 thi thể sinh viên được xếp thành hàng trên dăy bàn phía trước ṭa nhà giảng dạy. Trên mặt bàn và dưới mặt đất có một vũng máu.
Sau đó, do bên ngoài nắng gắt nên thi thể của 5 sinh viên này được chuyển vào bên trong ṭa nhà giảng dạy. Đến trưa hôm đó, có 2 thi thể đă được xác định danh tính và bị nhà trường đưa đi. Cuối cùng, có một thi thể rất lâu không xác định được danh tính nên cứ đặt măi ở trong ṭa nhà giảng dạy đó, các giảng viên và sinh viên đă đặt những khối đá lạnh xung quanh thi thể này.
Trong một bài đăng tiếp theo trên nền tảng X, ông Ngô Nhân Hoa đă công bố danh tính của hai người trong bức ảnh trên:
1 Lâm Nhân Phú (Lin Renfu), nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh (trước đây là Học viện Sắt thép Bắc Kinh).
2 Vương Bồi Văn (Wang Peiwen), sinh viên đại học tại Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc (trước đây là Trường Đoàn Thanh niên Trung ương).
Dưới bài đăng này, nhiều nhân chứng đă để lại b́nh luận cho biết, năm đó họ cũng đă tận mắt nh́n thấy những thi thể này.
Tài khoản @WeiWang8964 b́nh luận: “Ngô tiên sinh, sáng hôm đó khi 5 thi thể được xe tải chở đến Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc, tôi cũng đang có mặt ở đó. Giống hệt như ngài thuật lại, có 2 thi thể đă được đưa đi, sau đó 3 thi thể này được di chuyển vào tầng 2 của ṭa nhà giảng dạy. Mọi người không ai bảo ai tự động xếp thành hàng đi lên tầng để bày tỏ ḷng kính cẩn. Khi đi qua, tôi đă thắp 3 nén hương cho họ”.
B́nh luận của tài khoản @WeiWang8964 ở dưới bài đăng của ông Ngô Nhân Hoa trên nền tảng X. (Ảnh chụp màn h́nh)
Người dùng @DbHtW8byIkOwN9z cho hay: “Ngày hôm đó tôi không dám đến gần nh́n 5 thi thể đó, cả 5 thi thể đều được đắp lên tấm rèm cửa sổ của trường. Nhưng tôi có ấn tượng sâu sắc là, khi đó tôi thấy một chị khóa trên đă lật tấm rèm ra xem thi thể và vừa khóc vừa nôn rất đau khổ; c̣n có một người móc từ trong túi của một người chết ra tấm thẻ sinh viên Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc. Mười năm sau tôi chuyển đến ở [khu nhà] Vọng Kinh (ở quận Triều Dương, Bắc Kinh), có lần đang lái xe th́ bỗng trông thấy ở gần khu nhà treo tấm bảng lớn có ḍng chữ ‘Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc’, tôi lập tức nhớ đến vị đă khuất kia”.
B́nh luận của tài khoản @DbHtW8byIkOwN9z ở dưới bài đăng của ông Ngô Nhân Hoa trên nền tảng X. (Ảnh chụp màn h́nh)
Người dùng @yglt123 cho biết: “Video th́ không đúng! Nhưng 5 thi thể trong Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc là có thật! Năm đó, chúng tôi - những sinh viên trên quảng trường - đă rút về từ hẻm Đông Giao Dân! Tôi và vợ cũ - người khi đó đang là bạn gái của tôi - đă tụ lại ở Tây Trực Môn rồi chạy về Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc! Vừa vào cổng là thấy ṭa nhà này và thấy 5 người chết đó! Nhưng rất nhanh [họ] đă bị đưa đi…”.
B́nh luận của tài khoản @yglt123 ở dưới bài đăng của ông Ngô Nhân Hoa trên nền tảng X. (Ảnh chụp màn h́nh)
Những bài đăng kể trên của ông Ngô cũng thu hút nhiều thành viên trong "đội quân 50 xu" của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Đội quân 50 xu” đă đưa ra nhiều cái gọi là "bằng chứng" để cố gắng phủ nhận tính xác thực của bức ảnh này.
“Đội quân 50 xu" là những "người lính Internet" được chính quyền hoặc các ban ngành liên quan ở Trung Quốc tuyển dụng để đăng các bài viết ủng hộ chính quyền và ĐCSTQ. Họ có thể là những cư dân mạng b́nh thường hoặc sinh viên đại học. Nội dung công việc của họ là bao vây công kích những tiếng nói chỉ trích đảng và chính quyền trên Internet nhằm đạt được mục đích gây ảnh hưởng, định hướng hoặc biên tạo dư luận trên mạng. Người ta đồn rằng mỗi một bài đăng họ nhận được 50 xu, vậy nên cư dân mạng gọi họ là “đội quân 50 xu”.
Đáp lại điều trên, ông Ngô Nhân Hoa b́nh luận dưới bài đăng của ḿnh rằng: “Tôi đăng bức ảnh này về những sinh viên thiệt mạng vào ngày 4/6, nó đă thu hút rất nhiều người trong ‘đội quân 50 xu’. Điều này đă lâu không xảy ra. Có vẻ như nó đă đánh vào điểm nhức nhối của ĐCSTQ”.
Sau khi ông Ngô Nhân Hoa lưu vong ở nước ngoài, ông đă tham gia nghiên cứu về phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989 trong một thời gian dài. Ông Ngô đă viết một số cuốn sách như "Nội t́nh vụ dọn dẹp đẫm máu trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6", "Giải mật nội t́nh cuộc thảm sát ngày 4 tháng 6: Quân đội thiết quân luật trong sự kiện ngày 4 tháng 6" và "Ghi chép từng ngày về sự kiện Thiên An Môn", v.v.
Trước đó, một lượng lớn những bức ảnh về cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn và các nạn nhân đă được đăng tải trên mạng.
Một tờ báo giấy ở Hong Kong đưa tin: Năm đó có hơn 10.000 người thiệt mạng
Khi dịp kỷ niệm ngày 4 tháng 6 đến gần, nhiều cư dân mạng ở hải ngoại đă đăng bài trên nền tảng mạng xă hội X để tưởng nhớ các nạn nhân và lên án sự tàn ác của ĐCSTQ. Có người đă đăng một bức ảnh chụp trang nhất tờ Tin Tin Daily News của Hong Kong vào ngày 5/6/1989.
Trang nhất của tờ Tin Tin Daily News ngày 5/6/1989. (Ảnh chụp màn h́nh)
Bức ảnh này không có độ phân giải cao và không thể nh́n rơ nội dung bài viết, nhưng có thể thấy rơ nhan đề "Một đêm tàn sát trong thành phố, hơn 10.000 quần chúng sinh viên tử nạn, quân đội đổ dầu thiêu thi thể trên quảng trường, khó tính hết số lượng".
Ngoài ra, c̣n thấy được một số tiêu đề như: "Bị thương không chết, bắn thêm một phát; Vẫn chưa tắt thở, ném vào đống lửa", "Quân đoàn 38 làm mồi nhử để t́m cớ cho Quân đoàn 27 ra trận tàn sát", "Có thể nhận ra hai ngh́n thi thể…, những người máu thịt nát tươm th́ không thể…”, v.v. (hai chỗ … này là 4 chữ tiếng Trung bị cắt mất khi chụp lại mặt báo)
Tin Tin Daily News được thành lập vào ngày 1/11/1960 bởi gia tộc Wai Kee-shun (đă thành công trong ngành dược phẩm) và là tờ báo in màu đầu tiên ở Hong Kong. Tờ báo này đă được đổi chủ nhiều lần và cuối cùng chính thức ngừng xuất bản vào ngày 8/9/2000.
Từ tối ngày 3/6 đến sáng sớm ngày 4/6 năm 1989, quân đội Trung Quốc đă tiến từ ngoại vi Bắc Kinh theo nhiều tuyến đường về phía Quảng trường Thiên An Môn. Họ tàn sát những người cố gắng ngăn cản họ trên đường đi và sau đó tàn sát các học sinh, sinh viên đang ngồi im trên Quảng trường Thiên An Môn. Chính xác có bao nhiêu người đă thiệt mạng trong đêm hôm đó? Đến nay vẫn c̣n là một ẩn số.
Vào tháng 12/2017, tờ Hong Kong 01 dẫn một báo cáo t́nh báo được giải mật của Anh cho biết, theo ước tính nội bộ của Quốc vụ viện Trung Quốc, có ít nhất 10.000 thường dân đă thiệt mạng vào ngày xảy ra cuộc thảm sát 4/6/1989.