Là một loại cây quen thuộc mọc um tùm, không chỉ quả mà nhiều bộ phận của cây này đều được làm thuốc chữa bệnh.
Bất ngờ trước công dụng của lá mướp đối với sức khỏe
Cây mướp quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam. Đây là một loài dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15-25 cm. Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 10 - 12 cm. Mặt lá ráp, tua cuốn phân nhánh. Hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả hình thoi hoặc hình trụ.
Không chỉ quả mà rau mướp cũng rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, lợi về kinh can và vị, có công dụng sinh tân, thanh nhiệt, chữa ho, trừ đờm, làm mát huyết, giải độc, an thai, thông sữa… thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiển khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón, theo Sức khỏe & Đời sống.
Trong khi đó lá mướp có vị đắng, chua, tính mát, nấu uống chữa ho, hen kéo dài, viêm họng (nam dược thần hiệu). Lá mướp sắc với cây cứt lợn uống chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá mướp tươi giã nát, lấy nước bôi chữa mẩn ngứa, nước ăn chân.
Mướp là một loại quả đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Trị viêm họng: Ăn lá mướp rất tốt cho sức khỏe. Nếu chẳng may bị viêm họng bạn chỉ cần lấy một vài lá mướp rửa sạch, đem giã nhỏ rồi thêm ít muối hạt và nước vào. Sau đó đem chắt bỏ phần bã để lấy phần nước, dùng nước cốt này để uống hoặc ngậm mỗi lần một ít, ngày 3-4 lần, giúp trị ho, ho có đờm, viêm họng.
Lá mướp trị mụn nhọt: Để điều trị bệnh này bạn nên lấy vài lá mướp rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn nhọt, tổn thương để tiêu viêm, giảm sưng, nhanh lành vết thương.
Chữa phù thũng: Theo Lao Động phù thũng là tình trạng nước, dịch trong cơ thể không thoát ra ngoài được mà tích tụ bên trong các mô của cơ thể, gây sưng, phù và đau nhức, thường gặp nhất ở phần chân dưới và bàn tay, bụng hoặc ngực.
Chữa chảy máu răng lợi: Lá mướp đem phơi khô, đốt tồn tính (đốt cháy nhưng không để cháy thành tro), tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên chân răng sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu.
Làm đẹp da: Lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên rất có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt. Chỉ cần lấy và lá mướp rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi dùng nước này bôi lên da, sẽ giúp mụn trứng cá nhanh biến mất, làm mờ dần các sắc tố trên da, giúp da mềm mịn, trắng sáng hơn.
Một số bài thuốc từ cây mướp
Ngoài quả mướp ra, một số bộ phận khác trên cây mướp như lá mướp cũng có tác dụng chữa bệnh.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lá mướp, hành liền cả rễ, lá hẹ - lượng bằng nhau; cùng cho vào cối đá giã nhuyễn, hòa thêm chút rượu trắng, vắt nước uống.
Chữa viêm loét da: Vỏ quả mướp, sấy khô, tán thành bột mịn, nấu với rượu; dùng bông thấm rượu thuốc bôi ngày 3 lần.
Chữa viêm họng, khản tiếng, mất tiếng: Quả mướp già (hái vào mùa thu, khi sương đã xuống) cắt nhỏ, sắc uống trong ngày.
Giải nhiệt: Quả mướp, khổ qua, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước, hòa đường, chia uống trong ngày.
Chữa phù thũng: Lá mướp có khả năng chữa phù thũng khá hiệu quả. Dùng 15g lá mướp tươi, 10g cây ngũ vị (cây cứt lợn) đem thái nhỏ, phơi hoặc sao khô, sau đó sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị viêm xoang: Lá mướp đã phơi khô đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, lúc chưa ăn gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất.