Châu Âu đang cố gắng t́m chỗ đứng trong tiến tŕnh đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine và họ có thể có một số đ̣n bẩy để mặc cả.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 19/2 dự kiến tổ chức cuộc họp khẩn cấp mới về xung đột Ukraine với lănh đạo 15 quốc gia châu Âu. Mục tiêu của ông Macron là t́m kiếm phản ứng đồng bộ của châu Âu với "mối đe dọa hiện hữu" từ Nga sau những thay đổi chính sách gây sốc của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước khiến đồng minh châu Âu sửng sốt khi điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và tuyên bố bắt đầu tiến tŕnh đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine "ngay lập tức". Ông Trump trước đó không thông báo hay tham vấn với Ukraine hay các đồng minh châu Âu, thậm chí loại họ ra khỏi cuộc họp cấp cao đầu tiên giữa Nga và Mỹ về xung đột Ukraine tại Arab Saudi ngày 18/2.
Những động thái mới của Mỹ đă phá vỡ nỗ lực cô lập Nga mà liên minh phương Tây cố gắng áp đặt kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát ba năm trước. Châu Âu cũng lo lắng họ sẽ phải đứng ngoài các quyết định mang tính sống c̣n với an ninh khu vực.
"Không có thỏa thuận ḥa b́nh nào có thể thành công nếu thiếu chúng tôi, bởi v́ việc thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào đều cần có cả người Ukraine và người châu Âu", Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu Kaja Kallas nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Điện Elysee, thủ đô Paris ngày 7/6/2024. Ảnh: AFP
Giới quan sát cho rằng châu Âu đang nắm trong tay một số đ̣n bẩy để giúp họ có thể ngồi vào bàn thương lượng về xung đột Ukraine và tương lai an ninh châu lục.
Quân đội
Tổng thư kư NATO Mark Rutte nói rằng nếu muốn tham gia đàm phán, châu Âu phải khiến họ "có liên quan" thông qua các đề xuất về cung cấp đảm bảo an ninh cho bất kỳ thỏa thuận chấm dứt xung đột nào.
Các lănh đạo chủ chốt châu Âu ngày 17/2 nhóm họp tại Paris để cố gắng đưa ra kế hoạch chung, nhưng không t́m được tiếng nói thống nhất về khả năng triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh ở Ukraine nếu có lệnh ngừng bắn.
Anh và Pháp dường như là hai nước ủng hộ nhiệt thành nhất với ư tưởng này, trong khi nhiều quốc gia, trong đó có Đức, hoài nghi về cam kết triển khai lực lượng quân sự trước khi đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.
Mỹ, quốc gia đă loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine, đang gây sức ép buộc châu Âu phải gánh vác trách nhiệm giám sát ḥa b́nh hậu xung đột. Ông Trump cho biết "hoàn toàn ủng hộ" ư tưởng châu Âu triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh.
Tuy nhiên, Nga đă nhấn mạnh họ không chấp nhận quân đội từ bất kỳ nước thành viên NATO nào được đồn trú tại Ukraine như một phần thỏa thuận ngừng bắn.
"Ông Trump dường như đang mặc cả với châu Âu và Ukraine. Chúng ta cần đưa ra lập trường chung mạnh mẽ. Đề xuất của châu Âu nên chỉ rơ những lĩnh vực mà Mỹ cần đóng góp và xem chúng như điều kiện. Ví dụ về các đảm bảo an ninh, nếu triển khai quân đội châu Âu, Mỹ cũng cần làm điều tương tự", Maria Martisiute, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách châu Âu ở Bỉ, nói.
Các biện pháp trừng phạt
Sau khi kết thúc ṿng đàm phán đầu tiên với Nga tại Arab Saudi ngày 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần tham gia một số giai đoạn của tiến tŕnh đàm phán v́ các lệnh trừng phạt mà khối đă áp đặt với Nga.
EU đă giáng nhiều đ̣n trừng phạt chưa từng có vào nền kinh tế Nga kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu. Liên minh ngày 19/2 nhất trí áp đặt ṿng trừng phạt thứ 16 với Nga để tiếp tục duy tŕ "áp lực".
Gói trừng phạt mới gồm lệnh cấm nhập khẩu nhôm Nga, liệt thêm 73 tàu vào danh sách đen nhằm siết kiểm soát "đội tàu bóng tối" giúp Nga tránh né hạn chế xuất khẩu dầu, loại thêm 13 ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT và cấm thêm 8 hăng truyền thông Nga phát sóng tại châu Âu.
Ṿng trừng phạt mới dự kiến được thông qua vào ngày 24/2, đúng kỷ niệm 3 năm ngày Nga đưa quân vào Ukraine.
EU đă đóng băng hơn 200 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga, chiếm 2/3 tổng số tiền của Moskva đang bị phương Tây phong tỏa.
Moskva dự kiến thúc đẩy dỡ bỏ lệnh trừng phạt và lấy lại số tiền bị đóng băng để chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine, theo giới quan sát. Nhưng Mỹ sẽ cần châu Âu hợp tác để đáp ứng yêu cầu đó.
"Lập trường của châu Âu vẫn rơ ràng, đó là không thể chấp nhận thỏa thuận hoàn toàn có lợi cho Nga. Nếu có thỏa thuận như vậy, họ sẽ t́m cách ngăn cản như không chấp nhận dỡ lệnh trừng phạt", Celia Belin, thành viên nhóm nghiên cứu tại tổ chức Hội đồng Đối ngoại châu Âu, nói.
Một trở ngại với EU là lập trường của Hungary, quốc gia thân thiện với Điện Kremlin và Nhà Trắng. Hungary có thể ngăn cản EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga trong 6 tháng.
Vũ khí
EU và các nước thành viên đă cung cấp cho Ukraine khoảng 52 tỷ USD vũ khí kể từ đầu xung đột, tương đương số tiền mà Mỹ đă viện trợ. Washington cho biết họ muốn châu Âu gánh "phần lớn" viện trợ cho Kiev trong tương lai khi Mỹ dường như đang muốn rút lui.
Giới chức EU khẳng định họ sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev. Brussels đang thúc đẩy các quốc gia thành viên nhanh chóng đồng ư cung cấp gói viện trợ vũ khí quan trọng mới.
"Nếu Ukraine quyết định phản công, chúng tôi sẽ đưa ra các sáng kiến mới để giúp thực hiện điều đó", bà Kallas nói.
Nhưng nếu Kiev từ chối bất kỳ thỏa thuận nào do Mỹ dàn xếp và quyết định tiếp tục cuộc chiến với Nga, châu Âu sẽ đối mặt những câu hỏi lớn về việc liệu họ có thể một ḿnh duy tŕ nỗ lực viện trợ quân sự, tài chính cho Kiev hay không.
"Chúng tôi sẽ có rất ít cơ hội sống sót nếu thiếu hỗ trợ của Mỹ", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận.
VietBF@ sưu tập