Các nhà khoa học đă giải mă được bí ẩn suốt nhiều thập niên qua, khi t́m ra nguyên nhân cái chết của chú chó nổi tiếng nhất nước Nhật, Hachiko. Ḷng trung thành hiếm có của nó đă trở nên bất tử và được lưu danh trong một bộ phim nổi tiếng của Hollywood.
Tượng đài Hachiko tại nhà ga Shibuya ở Tokyo.
Các nhà khoa học cho biết Hachiko chết v́ bị ung thư và giun sán, chứ không phải v́ nuốt xiên thịt gà khiến ruột “cu cậu” bị đứt như “truyền thuyết” kể lại.
Trong suốt nhiều năm, Hachiko đă quen với việc đợi ông chủ của ḿnh, một giáo sư tại trường Đại học Tokyo, ở ga tàu Shibuya. Thậm chí ngay cả sau khi vị giáo sư này qua đời, con chó vẫn đến nhà ga để đợi ông vào mỗi chiều cho đến khi nó chết, 1 thập niên sau khi ông chủ qua đời.
Người dân Tokyo v́ xúc động trước ḷng trung thành hiếm có của Hachiko, nên cho xây một tượng đài về con chó huyền thoại này ở nhà ga. Hiện tượng đài Hachiko vẫn là địa điểm viếng thăm nổi tiếng đối với người Nhật. Hachiko c̣n được vinh danh anh hùng trong các cuốn sách dành cho trẻ em ở Nhật.
Câu chuyện về Hachiko đă được chuyển thành phim của Hollywood vào năm 2009, “Hachiko: A Dog's Story” (tạm dich Hachi: Câu chuyện về một con chó), với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Richard Gere. Bộ phim được làm lại từ một bộ phim của Nhật năm 1987.
Con chó huyền thoại của Nhật trong bộ phim của Hollywood có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Richard Gere.
V́ được coi là biểu tưởng của ḷng trung thành, nên nội tạng của Hachiko được giữ lại bảo quản khi nó chết vào năm 1935.
Khi đó người ta đồn rằng Hachiko bị chết v́ đă ngấu nghiến một xiên thịt gà nướng (gọi là yakitori ở Nhật), khiến ruột của nó bị đứt.
Tuy nhiên, các bác sỹ thú y tại Đại học Tokyo hôm qua cho hay, họ phát hiện thấy Hachiko bị ung thư ruột và bị giun sán. 4 thanh yakitori vẫn c̣n nằm trong dạ dày của Hachiko và chúng không hề làm tổn thương dạ dày và cũng không gây ra cái chết của chú chó huyền thoại.
“Hachiko chắc đă được ột người bán hàng ven đường ở Shibuya cho ăn yakitori. Nhưng các xiên thịt không liên quan đến cái chết của nó và tin đồn không có căn cứ”, Kazuyuki Uchida, bác sỹ thú y tại trường Đại học Tokyo khẳng định.