- Trên con đường Triệu Quang Phục (Q.5, TP.HCM) có hàng chục tiệm mài kéo nằm san sát nhau. Họ là những thợ mài có "thương hiệu", có thâm niên trong nghề và có khách hàng riêng…
Miết lưỡi kéo xuống viên đá mài, chốc chốc ông Phong, chủ tiệm mài kéo Lợi Phong, lại đưa lưỡi kéo lên quan sát. Là người đă gắn với nghề này hơn 20 năm, ông Phong bộc bạch: “Không ai nhớ chính xác nghề này ra đời năm nào, chỉ biết có từ trước năm 1975. Tôi nghe cha kể lại, ngày trước con đường này vắng lắm, chỉ có một, hai ông thợ mài kéo. Sau thấy nghề này sống được, người ở những nơi khác cũng đổ về mướn mặt bằng mở tiệm mài kéo. Những ông thợ đầu tiên, người đă mất v́ lớn tuổi, người th́ ra nước ngoài”. Ngày xưa, nghề mài kéo là của người Hoa nên mang tính “gia truyền”, nếu không phải là con cháu trong nhà sẽ không được truyền nghề. Giờ đây, do các tiệm mở gần nhau nên dần dần nhiều người ngoài “học lóm” nghề này.
Bàn tay của người thợ mài kéo không ít sẹo
Với người thợ mài kéo, quan trọng nhất là cặp mắt và đôi tay. Đó cũng là lư do v́ sao người lớn tuổi không thể tiếp tục theo nghề. “Mỗi khi mài vài lượt, phải dùng mắt quan sát lưỡi kéo, tay rờ thử để biết độ bén của cây kéo đến đâu. Người lớn tuổi mắt mờ nên đôi khi chỉ mài theo cảm giác, độ sắc của cây kéo sẽ không cao. Những thợ nhậu nhiều, tay run cũng không mài kéo được. Những người bị bệnh tiểu đường khi mài bị đứt tay nguy hiểm lắm nên đành bỏ nghề”, ông Phong nói.
Bộ đồ nghề của người thợ mài kéo rất đơn giản, chỉ với chiếc ghế gỗ dài, một bên có đặt sẵn viên đá mài. Có người đến xin học nghề, anh Trọng, một thợ mài kéo trẻ đưa đôi tay chai sần, nham nhở sẹo, nói: “Thấy tay tui chưa? Có muốn học không? Muốn theo nghề này phải kiên tŕ học ít nhất hai năm mới thạo nghề. Một năm đầu, tui cũng leo lên ghế ngồi nhưng làm cảnh thôi chứ có biết mài ǵ đâu”.
Để có một cây kéo sắc cũng phải kỳ công
Ngày trước, người thợ mài kéo chỉ dùng tay mài nên thời gian rất lâu, mài một cây kéo có khi mất cả tuần lễ. Dần dà, các thợ lâu năm “chế” ra loại máy mài có gắn mô-tơ. Anh Trọng chia sẻ: “Thường cây kéo phải mài qua máy để lưỡi sáng và mới hơn. Sau đó mới mài tay từ 10 - 60 phút, có khi vài giờ nếu cây kéo đó dùng lâu ṃn mẻ. Công đoạn mài tay giúp kéo bén, có độ nhẵn cao, sử dụng bền hơn”. Mỗi cây kéo sau khi mài xong, tiền công chỉ từ 2.000đ - 10.000đ. Với những cây kéo đ̣i hỏi người thợ bỏ nhiều thời gian, sẽ có giá cao hơn: “Tùy vào loại kéo, có cây kéo nội soi nhỏ, mài khó nên tiền công đến 25.000đ/cây”, anh Trọng nói.
Gần 20 năm qua, ông Cẩm Ky đă sống với cái nghề mài kéo cha truyền con nối. Cầm cục đá mài lên khoe, ông Ky vui vẻ nói: “Cục đá này nh́n vậy chứ giá đến hai triệu đồng đó. Đây là loại đá mài của Mỹ, ai cũng dùng loại đá này. Một số người gửi bà con ở nước ngoài mua giùm, không th́ t́m mối để mua. Đá này dùng được trên dưới ba năm. Nếu mua phải loại đá nhái, nh́n th́ giống vậy nhưng mài chừng tháng là hết dùng được”. Khi có người khách hỏi: “Ở đây có mài dao không?”, ông Cẩm Ky cũng vui vẻ nhận. Với nghề này, mài kéo là chính nhưng thu nhập từ mài dao cũng không kém. Ông kể: “Dao dễ mài hơn kéo nhưng thời gian mài lại lâu hơn. Khách của tui đa phần là các tiệm may, tiệm cắm hoa, tiệm đóng giày… đến mài kéo. Do có những thợ mài dao dạo, nên chỉ có ít gia đ́nh ở gần đây đem dao đến mài. Nhưng, vào những ngày giáp Tết, cả con đường này chỉ toàn khách đến mài dao”.
Nga My
theo PNO