Trong bối bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều màu xám hiện nay, giới đầu tư quốc tế lo ngại về những t́nh huống xấu có thể xảy ra trong năm 2012.
Theo trang Business Insider, ngân hàng Deutsche Bank của Đức vừa đưa ra 10 rủi ro được xem là lớn nhất đối với kinh tế thế giới trong 12 tháng tới. Những nguy cơ này hầu hết đều xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khả năng suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
1. Hy Lạp không c̣n nằm trong khối Eurozone
Các chuyên gia của Deutsche Bank không coi nguy cơ Hy Lạp phải rút khỏi khổi sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone là cao, nhưng cũng không loại trừ rủi ro này. Trong trường hợp nguy cơ này trở thành hiện thực, giá trị tài sản của khu vực kinh tế tư nhân tại Hy Lạp và thậm chí nhiều nước trong Eurozone sụt giảm mạnh, các biện pháp kiểm soát ḍng vốn sẽ được áp dụng, hệ thống ngân hàng của Hy Lạp suy sụp, các nhà băng có quy mô nhỏ của châu Âu đối mặt t́nh trạng khách hàng ồ ạt rút tiền.
Để pḥng ngừa rủi ro này, giới đầu tư được Deutsche Bank khuyến nghị chuyển nắm giữ các tài sản châu Âu sang vàng hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ, đầu cơ giá lên các loại tiền như Yên Nhật hoặc Bảng Anh…
2. Khủng hoảng nguồn vốn ở Italy và Tây Ban Nha
Đối với rủi ro này, các nhân tố cần quan tâm ở Tây Ban Nha là khu vực kinh tế tư nhân và hệ thống ngân hàng, ở Italy là chính trị và tăng trưởng kinh tế. Kịch bản mà Deutsche Bank đặt ra là một cuộc khủng hoảng niềm tin nổ ra, khiến hai quốc gia này khó tiếp cận các nguồn vốn tiền mặt. Nếu xảy ra, điều này sẽ đe dọa sự tồn vong của đồng Euro và cả hệ thống tài chính toàn cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi đó sẽ phải hành đồng kiên quyết để cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi suy sụp.
Theo Deutsche Bank, để pḥng rủi ro này, giới đầu tư có thể bán khống cổ phiếu các ngân hàng Pháp và Anh, hoặc bán khống các đồng tiền của khu vực Đông Âu…
3. Mỹ bị đánh tụt điểm tín nhiệm hoặc rơi vào suy thoái kép
Rủi ro này có thể xảy ra trong trường hợp rủi ro số 1 hoặc số 2 ở trên thành hiện thực, các biện pháp thu hẹp chi tiêu công của Mỹ gây thất vọng, hoặc tăng trưởng kinh tế yếu kém. Trong trường hợp xảy ra rủi ro này, ngành ngân hàng Mỹ cũng có thể bị hạ điểm tín nhiệm. Ảnh hưởng của rủi ro này phần lớn sẽ do yếu tố thời điểm quyết định.
Biện pháp pḥng ngừa rủi ro này là các nhà phát hành tài sản cần chuẩn bị trước nguồn vốn, trong khi giới đầu tư được khuyến nghị tăng cường nắm giữ các tài sản phi tài chính hoặc những tài sản không có tính chu kỳ được đánh giá tín nhiệm ở mức cao.
4. Kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”
Khả năng mà Deutsche bank đưa ra ở rủi ro này là kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5-6%, mức tăng trưởng bị xem như là “suy thoái” ở quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới này. Trong trường hợp đó, thị trường vốn toàn cầu sẽ chịu tác động bởi t́nh trạng tụt dốc của giá các loại hàng hóa cơ bản. Tuy nhiên, kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc được xem là thứ vũ khí hữu hiệu giúp Bắc Kinh chặn đứng sự suy giảm và kích thích tăng trưởng.
5. Pháp mất hạng tín nhiệm nợ AAA
Theo Deutsche Bank, điều này dễ xảy ra, xét đến việc Paris tới giờ vẫn chưa có nhiều tiến bộ trong việc thắt lưng buộc bụng ngân sách công. Hiện tại, khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu Pháp và trái phiếu Đức - loại trái phiếu được xem là “chuẩn” của thị trường trái phiếu châu Âu - có lẽ đă cho thấy rủi ro này đă được phản ánh trong giá trái phiếu Pháp. Tuy nhiên, nếu Pháp bị hạ điểm tín nhiệm, đây vẫn có thể là một cú sốc đối với Quỹ B́nh ổn tài chính châu Âu (EFSF) và gây khó khăn đối với Chính phủ Pháp trong việc huy động vốn từ thị trường trái phiếu.
Để pḥng ngừa rủi ro này, các nhà đầu tư có thể mua các hợp đồng bảo hiểm khả năng vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Pháp.
6. Các ngân hàng châu Âu đẩy mạnh hoạt động giảm nợ
Hoạt động này xuất phát từ những lo ngại về rủi ro khi nợ nần tăng cao, hậu quả là sự co hẹp của nguồn vốn tín dụng và hoạt động đầu tư. Theo Deutsche Bank, chắc chắn các ngân hàng châu Âu sẽ giảm nợ trong năm 2012, vấn đề là họ sẽ giảm tới mức nào. Các chuyên gia của Deutsche Bank dự báo, lượng nợ mà các ngân hàng châu Âu cắt giảm có thể lên tới 2.000 tỷ USD trong ṿng 18 tháng, thậm chí cao hơn nếu khủng hoảng căng thẳng hơn.
7. Nguồn tài chính dành cho thị trường hàng hóa cơ bản sẽ bị thắt chặt
Rủi ro này được cho là rất dễ xảy ra, đặc biệt trong trường hợp rủi ro số 6 trở thành hiện thực. Khi đó, các ngân hàng châu Âu đóng vai tṛ cung cấp vốn cho các công ty giao dịch hàng hóa lớn đặt tài Thụy Sỹ có thể cắt giảm nguồn vốn, khiến giá hàng hóa cơ bản giảm mạnh. Để pḥng ngừa, các công ty đi vay vốn ở châu Âu nên t́m nguồn vốn tại Mỹ.
8. Các tài sản an toàn không c̣n… an toàn
Các tài sản đóng vai tṛ “vịnh tránh băo” truyền thống như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ và Yên Nhật biến động giá mạnh thời gian qua. Trong khi đó, trái phiếu chính phủ Mỹ và Đức trở thành các loại tài sản hút vốn mạnh. Nhưng mức nợ công cao ngất ngưởng của Mỹ và Đức có thể khiến thực tế này thay đổi.
Trước thực tế này, Deutsche Bank khuyến nghị giới đầu tư tăng cường nắm giữ các loại trái phiếu có hạng mức tín nhiệm AAA do các định chế quốc tế phát hành.
9. Thâm hụt quỹ lương hưu của Mỹ tiếp tục ph́nh to
Rủi ro này được Deutsche Bank h́nh dung như sau: thâm hụt quỹ lương hưu ở cả khu vực kinh tế công và tư nhân ở Mỹ vượt quá tầm kiểm soát. Thêm vào đó, mức lăi suất thấp kỷ lục tại Mỹ hiện nay khiến t́nh h́nh xấu đi. Khi đó, điểm tín nhiệm của nhiều tổ chức và doanh nghiệp bị hạ xuống, lợi nhuận doanh nghiệp giảm theo, khủng hoảng nguồn vốn nổ ra.
10. Tăng trưởng kinh tế khả quan hơn dự báo
Thực ra, đây là một khả năng gây bất ngờ hơn là một rủi ro. Việc đặt ra những nguy cơ bao giờ cũng đi kèm với khả năng gặp bất ngờ. Trong kịch bản của khả năng này, t́nh h́nh châu Âu ổn định trở lại, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, giá các tài sản rủi ro tăng hơn dự kiến.
Theo
Dân trí