Bước đi mới trong chiến lược "Trở về Châu Á" của TT Obama - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-14-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Bước đi mới trong chiến lược "Trở về Châu Á" của TT Obama

Nhị Khê

Ngày 28/11/2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, trong 2 ngày 01 và 02/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ thực hiện chuyến công du phá tan tảng băng đă đông lạnh quan hệ Hoa Kỳ và Miến Điện trong hơn nửa thế kỷ qua. Đây là chuyến công du của một Ngoại trưởng, cũng là giới chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ đến Miến Điện trong hơn 50 năm qua.


Ngày 30/11, bà Clinton đến thủ đô mới của Miến là Naypyidaw. Sau đó, bà đă hội đàm với TT Thein Sein, Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin, gặp bà Aung San Suu Kyi, lănh tụ dân chủ ở Miến Điện, và một số nhân vật quan trọng. Dịp này bà yêu cầu nhà cầm quyền Miến Điện cải thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền và dân chủ. Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ nhà cầm quyền Miến Điện đổi mới. Từ nay trở đi, Hoa Kỳ và Miến Điện sẽ có những cuộc đối thoại trực tiếp và tiếp xúc có nguyên tắc. Tuy nhiên, bà Clinton vẫn nói nếu Miến Điện không cải thiện các vấn đề nhân quyền và dân chủ nhiều hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ không giảm nhẹ sự trừng phạt đối với họ. Trong dịp Ngoại trưởng Clinton đi Miến Điện, Hoa Kỳ tỏ ra dè dặt, tránh sự mong chờ quá cao của những người mong muốn Miến Điện ngày càng cải thiện nhân quyền và dân chủ.
Miến Điện là một trong những nước đồng minh có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, trong chiến lược "Trở về Châu Á", TT Obama cử một Ngoại trưởng đi thăm Miến Điện vào lúc này có ư nghĩa vô cùng sâu sắc, có tác dụng giúp cho Hoa Kỳ tăng thêm ảnh hưởng của Hoa Thịnh Đốn đối với Naypyidaw.
Giáo sư John Ciorciali, nhà nghiên cứu Đông Á của trường Đại học Michigan, nhận định rằng trong chiến lược "Trở về Châu Á", Miến Điện vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Quốc gia này cũng có quan hệ trực tiếp đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông nói: "Đối với Bắc Kinh, Naypyidaw là nơi cung cấp các tài nguyên phong phú và những hải cảng vô cùng quan trọng có lợi cho việc mở rộng thế lực của hải quân Trung Quốc, nếu quan hệ giữa Miến Điện và Hoa Kỳ gắn bó hơn, không bao lâu nữa, Miến Điện sẽ xa dần Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước Miến Điện - Trung Quốc sẽ không gắn bó như bây giờ".
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, nhà cầm quyền Miến Điện thực hiện một số đổi mới về nhân quyền và dân chủ để giảm bớt sự trừng phạt và cô lập của cộng đồng quốc tế đối với nước họ. Các nhà lănh đạo Đông Nam Á giang rộng hai tay chào đón những đổi mới ở Miến Điện, mới đồng ư để nước này làm Chủ tịch Hiệp hội Đông Nam Á và chủ tŕ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Nam Á vào năm 2014. Nhiều nhà b́nh luận thời sự quốc tế cũng nhận định, chuyến công du Miến Điện của bà Clinton là một trong những bước đi thực hiện chiến lược "Trở về Châu Á" của TT Obama.
Ngày 17/11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia, TT Obama từng nói, trước khi quyết định cử Ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện, ông đă hội đàm với TT Thein Sein ở Bali và nói chuyện qua điện thoại với bà Aung San Suu Kyi, khôi nguyên giải Nobel Ḥa B́nh năm 1991, lănh tụ dân chủ ở Miến Điến. Theo TT Obama, sau nhiều năm "ch́m trong bóng tối", thời gian gần đây Miến Điện đă có những tiến triển tốt đẹp về nhân quyền và dân chủ. Ông cử bà Clinton tới Miến Điện nhằm t́m hiểu t́nh h́nh dân chủ hóa ở nước này, trên cơ sở đó xét lại biện pháp trừng phạt kinh tế trong tương lai. Ông c̣n nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh nhà cầm quyền Miến Điện cử người nói chuyện trực tiếp với nhà lănh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và thả tù nhân chính trị. Nếu Miến Điện tiếp tục dân chủ hóa theo hướng hiện nay, Hoa Thịnh Đốn có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Naypyidaw.
Hăng thông tấn Reuters cho hay, hàng loạt đổi mới của Miến Điện, trong đó có việc phóng thích bà Aung San Suu Kyi vào tháng 11/2010 và trả lại tự do cho một số tù nhân chính trị trong thời gian gần đây, tạo nên những tin đồn đoán có thể kết thúc sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với nước này. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh, không có bất kỳ tuyên bố quan trọng nào đưa ra trong chuyến đi lịch sử của Ngoại trưởng Clinton. Bà cũng nói rằng c̣n quá sớm để khẳng định việc kết thúc trừng phạt đối với Miến Điện, bởi v́ việc này cần được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.
Trước ngày Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Miến Điện, báo chí Trung Quốc viết bài phản ứng dữ dội đối với chuyến đi của bà. Tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), vốn nổi danh về lập trường dân tộc chủ nghĩa, cảnh báo Hoa Kỳ không nên đụng tới quyền lợi của Trung Quốc. Tờ báo này viết: "Trung Quốc không phản đối Miến Điện cải thiện quan hệ với phương Tây, nhưng sẽ không chấp nhận điều này nếu như quyền lợi của Trung Quốc bị tổn hại". Được biết, Trung Quốc là quốc gia đầu tư khá nhiều vào Miến Điện, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, một số dự án lớn Trung Quốc đầu tư, như đập thủy điện Myitsone ở miền bắc, đă khiến người dân bất b́nh dẫn tới t́nh trạng xung đột giữa phiến quân người sắc tộc thiểu số với quân đội chính phủ, bởi vậy, cuối tháng 09/2011, TT Thein Sein tuyên bố, trong thời gian ông đương nhiệm, kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone tạm thời ngừng lại.

Hoạt động của Ngoại trưởng Clinton ở Miến Điện
Ngày 01/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton tham dự cuộc hội đàm lịch sử với TT Miến Điện Thein Sein tại pḥng khách của ông trong dinh Tổng Thống. Ông Thein Sein hoan nghênh sự có mặt của bà tại thủ đô Naypyidaw. TT Thein Sein gọi chuyến đi của bà là “cột mốc”, mở ra trang sử mới trong quan hệ Hoa Kỳ và Miến Điện. Trước mặt TT Thein Sein, bà Clinton khen ngợi một số đổi mới về nhân quyền và dân chủ của Miến Điện trong thời gian gần đây và chuyển lá thư của TT Obama gửi đến ông Thein Sein. Nội dung lá thư nói rơ Hoa Kỳ bằng ḷng cùng Miến Điện xây dựng “quan hệ mới”, cùng nhau nghiên cứu làm thế nào có thể đẩy mạnh tự do dân chủ, bảo vệ nhân quyền tốt hơn nữa. Đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Miến Điện đổi mới phải có “thành quả thực tế”.
Theo tiết lộ của những người đi theo bà Clinton, cuộc hội đàm với TT Thein Sein ngày 01/12 “thẳng thắn và có hiệu quả”. Sau khi hứa hẹn viện trợ cũng như cam kết sẽ cử Đại sứ sang Miến Điện sau nhiều năm gián đoạn, bà Clinton thúc giục nhà cầm quyền Miến Điện tiếp tục đổi mới chính trị và kinh tế: Thả thêm các tù nhân chính trị, ngăn chặn các cuộc xung đột sắc tộc. Ngoài ra, bà c̣n ép buộc chính phủ Miến Điện phải cắt đứt quan hệ quân sự và liên hệ hạt nhân với Bắc Hàn. Bà thúc giục Miến Điện thỏa thuận cho cơ quan Giám sát Hạt nhân Liên Hiệp Quốc cử đoàn thanh tra quốc tế đến kiểm tra các khu vực bị nghi ngờ xây dựng cơ sở hạt nhân. Mặt khác, bà thông báo, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các chương tŕnh mới của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Miến Điện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp thực hiện các chương tŕnh cải thiện sức khỏe của Liên hiệp quốc tại Miến Điện.
Để có cái nh́n đầy đủ về Miến Điện, sau khi hội đàm với TT Thein Sein, nói chuyện với Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin và các nhà lập pháp, bà Hillary Clinton đă đến Rangoon gặp bà Aung San Suu Kyi, các thành viên trong ban lănh đạo Liên minh Toàn Quốc Đấu tranh cho Dân Chủ (NLD), một số người phụ trách các hội đoàn và đại biểu các sắc dân thiểu số.
Tối 01/12, bà Clinton đă mời bà Aung San Suu Kyi dự bữa tiệc tại văn pḥng Đặc sứ Hoa Kỳ Derek Mitchell ở Rangoon. Trong bữa tiệc, bà Hillary Clinton đă chuyển giao lá thư của TT Obama gửi cho bà Aung San Suu Kyi. Nội dung lá thư TT Obama ca ngợi bà Suu Kyi đă vô cùng "dũng cảm và cứng rắn trong cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ, từ nay Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh này".
Ngày 02/12, bà Clinton đă đến nhà riêng của bà Suu Kyi ở bên hồ Veranda gặp bà và các thành viên trong ban lănh đạo NLD, đại diện các dân tộc thiểu số và những người đứng đầu các hội đoàn ở Miến Điện. Cuộc gặp gỡ giữa nhà lănh đạo dân chủ với Ngoại trưởng Clinton phản ánh vai tṛ quan trọng của bà Suu Kyi trong việc hâm nóng lại quan hệ Hoa Kỳ và Miến Điện. Ư kiến của bà vô cùng quan trọng, có thể giúp cho Hoa Thịnh Đốn đưa ra quyết định nối lại quan hệ với Naypyidaw hay không?
Về phần ḿnh, bà Aung San Suu Kyi khá lạc quan đối với tương lai của Miến Điện. Bà ủng hộ chuyến đi ngoại giao của bà Clinton và chủ trương đến gần với Hoa Kỳ của nhà cầm quyền Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi nói với Ngoại trưởng Clinton: "Nếu chúng ta cùng nhau làm việc, sẽ không có sự thụt lùi trên con đường đi đến dân chủ. Chính phủ Miến Điện cần phải có nhiều tiến bộ hơn nữa, tôi hy vọng điều đó sẽ diễn ra trong thời gian gần đây".
Ngày 01/12, khi bà Clinton đang ở thủ đô Naypyidaw, tại nhà riêng ở Rangoon, bà Suu Kyi đă thông qua hệ thống truyền h́nh nói chuyện với Hiệp hội Quan hệ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn khoảng một tiếng đồng hồ. Trong buổi nói chuyện này, bà Suu Kyi hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ đánh giá những tiến bộ của chính phủ dân sự Miến Điện sau cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11/2010. Bà nói: "Tôi tin những đổi mới vừa rồi của nhà cầm quyền Miến Điện có ư nghĩa. Tuy không dám bảo đảm, nhưng chúng ta phải có ḷng tin". Bà cảm thấy "lạc quan" trước những đổi mới của đất nước. Lần đầu tiên bà tự nói sẽ "tái xuất giang hồ". Bà Suu Kyi nói: "Tôi sẽ tham dự vào cuộc bầu cử bổ sung gần 50 dân biểu Quốc hội trong năm 2012".

Ư nghĩa chuyến công du
Trong gần nửa thế kỷ bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ và một số nước phương Tây phương cô lập, trừng phạt v́ những vi phạm nhân quyền, đồng minh thân cận và quan trọng nhất của giới lănh đạo quân sự Miến Điện là Trung Quốc. Tuy nhiên, những việc làm của Trung Quốc trong thời gian qua khiến cho nhà cầm quyền Miến Điện cảm thấy Bắc Kinh không c̣n là đồng minh duy nhất mà họ cần t́m đến, khiến cho quan hệ giữa Naypyidaw với Bắc Kinh không c̣n mặn nồng, tốt đẹp như trước.
Quyết định đ́nh chỉ dự án đập thủy điện Myitsone của TT Thein Sein vào cuối tháng 09/2011 chứng tỏ quan hệ giữa Bắc Kinh và Naypyidaw đă có những rạn nứt. Nhà nghiên cứu Ernest Z. Bower, Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tại Hoa Thịnh Đốn, nhận xét sự có mặt và chi phối các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc tại Miến Điện quá lớn, khiến cho dân chúng và giới lănh đạo nước này cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Do đó, Miến Điện cần có thêm không gian và sự chọn lựa cho ḿnh. Đây là lư do tại sao trong thời gian qua giới lănh đạo nước này t́m đến các nước trong khu vực và có những thay đổi về nhân quyền và dân chủ.
Những thay đổi trong chính sách ngoại giao của nhà cầm quyền Miến Điện, đặc biệt trong việc tiếp cận và củng cố quan hệ với những nước đang tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, hoặc đang quan ngại sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong thời gian gần đây, hoàn toàn phù hợp với chiến lược "Trở về Châu Á" của TT Obama. Do đó, chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton trong hai ngày vừa qua không chỉ là kết quả của những thay đổi về ngoại giao của Miến Điện, mà c̣n là một phần quan trọng trong chính lược mới của Hoa Kỳ về Châu Á và Thái B́nh Dương.
Từ ngày nhậm chức vào tháng 03/2011, TT Thein Sein đă cởi mở hơn với truyền thông, đối thoại với bà Suu Kyi sau 20 năm bị giam lỏng, trả lại tự do cho một số người đối lập. Daw Cho Cho Kyaw Nyein, một trong những lănh tụ đối lập từng là cựu tù nhân chính trị nói: "Đối với chúng tôi, những điều xảy ra trong hơn nửa năm qua thực sự là một phép màu". Mới đây, chính phủ Miến Điện c̣n thông qua luật biểu t́nh và tổ chức công đoàn. Hiện tại, Chính phủ nước này đang tích cực vận động Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu băi bỏ cấm vận kinh tế do những vụ vi phạm nhân quyền và đi ngược lại tiến tŕnh dân chủ trước đây gây ra.
Giới quan sát cho rằng, chuyến công du của bà Clinton đến Miến Điện là bước đi đầu tiên trong quá tŕnh thực hiện chiến lược "Trở về Châu Á" của TT Obama nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Tuy có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, Naypyidaw đă chống lại Bắc Kinh qua lời tuyên bố ngừng xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ Mỹ kim với lư do làm theo ư muốn của dân chúng Miến Điện. Ngoại trưởng Clinton cũng đă mời Miến Điện tham gia sáng kiến vùng Mekong do Hoa Kỳ đề xuất với tư cách là một quan sát viên.
Với thái độ lạc quan và thận trọng, bà Suu Kyi khẳng định: "Chuyến công du phá băng của Ngoại trưởng Hillary Clinton hứa hẹn mở ra mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa giữa Miến Điện với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Chúng tôi tin rằng, không ai có thể ngừng tiến tŕnh đổi mới hoặc kéo lùi bước tiến của Miến Điện. Chính phủ đương nhiệm là những người muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho đất nước và người dân Miến Điện".
Theo các nhà quan sát, cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ với nhà lănh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi là đỉnh cao trong chuyến công du Miến Điện của bà Clinton, nhằm khuyến khích nhà cầm quyền Miến Điện tiếp tục đổi mới dân chủ và nhân quyền. Đáp lại thiện chí này, Hoa Thịnh Đốn sẵn sàng giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt cụ thể đang nhắm vào Naypyidaw.

thoibao
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nhi%20khe%201012.jpg
Views:	17
Size:	87.4 KB
ID:	342487
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:51.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06858 seconds with 12 queries