Không ai giống như anh nhà báo Việ kiều này. Anh từng là lính của VNCH đó. Anh nói anh khóc ở Trường Sa. Cùng vietbf.com khám phá về anh, ai biết về anh cho hay nhé.
"Lúc đó, tôi nói với Thứ trưởng Sơn rằng, tôi muốn đi và đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi nói với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc" - ông Nguyễn Phương Hùng kể.
- Ông Nguyễn Phương Hùng đă gọi chuyến ra Trường Sa lần đầu tiên trong đời ḿnh là "chuyến đi lịch sử".
Nhớ lại chuyến đi này, nhà báo Nguyễn Phương Hùng kể, lần thứ hai trở lại VN đúng dịp Tết Nhâm Th́n 2012, đoàn nhà báo hải ngoại được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn khi đó kiêm nhiệm Chủ nhiệm UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài tiếp ngay tại pḥng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao.
Trường Sa dưới ống kính của nhà báo Nguyễn Phương Hùng
Trong cuộc tṛ chuyện, ông đề nghị 3 điều, trong đó có mong muốn được một lần ra thăm Trường Sa.
"Lúc đó, tôi nói với ông Sơn rằng, tôi muốn đi và đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi nói với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc" - ông Hùng kể.
Thứ trưởng Ngoại giao lúc đó chỉ nói ghi nhận, nhưng rồi một ngày, ông Hùng bất ngờ nhận thông báo của Thứ trưởng về chuyến thăm Trường Sa diễn ra ngay tháng 4.
Được nhờ 'mai mối' đi Trường Sa
Dù đă có nhiều chuyến thăm của đất liền ra Trường Sa trước đó, nhưng lần đầu tiên, trên con tàu HQ 571 có những nhà báo hải ngoại từ Mỹ, trong đó có ông Hùng.
Đó cũng là lần đầu tiên, vợ ông - ca sĩ Lệ Hằng sau 32 năm xa xứ trở về VN cùng chồng đi ra thăm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bà trở thành ca sĩ hải ngoại đầu tiên cất tiếng hát trên quần đảo chủ quyền của Tổ quốc vớí bài "Về đây nghe em".
Ca sĩ hải ngoại Lệ Hằng hát ở Trường Sa năm 2012
"Dù rất muốn đi thăm Trường Sa, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những giây phút miên man.
Nhưng khi xuống tàu th́ tôi thấy buồn cười cho sự lo lắng của ḿnh v́ thật ra trong chuyến đi cũng có rất nhiều anh em phóng viên trong nước và anh chị em nghệ sĩ thuộc Quân khu 7 đă từng đi nhiều chuyến trước đây. Chuyến đi Trường Sa tháng 4/2012 phải nói là một chuyến đi lịch sử của đời tôi..."- ông kể.
Mỗi một đảo đến thăm ông làm một video, bài báo đăng trên báo chí hải ngoại ở Mỹ, đi tất cả 9 nơi trong 10 ngày.
Ông và hơn 200 người đă đặt chân lên 5 đảo và nhà giàn DK1 tại vùng biển quần đảo Trường Sa và mô tả con tàu của hải quân Việt Nam được chế tạo như một tàu du lịch đầy đủ tiện nghi, kể cả máy điều hoà và pḥng ăn rộng lớn, mang lại cảm giác thoải mái, ấn tượng tốt đẹp.
Những giọt nước mắt rơi ở Trường Sa
Ngày ra thăm các đảo, ông kể ḿnh đă mặc chiếc áo màu xanh giống màu xanh của trời, màu xanh của biển, của cây cối trên đảo và nhất là màu xanh của quân phục Quân chủng Hải quân.
"Tôi đă khóc khi một thiếu tá xách hành lư cuả tôi lên tàu; một trung tá ra đón tại Song Tử Tây ôm chầm cảm động v́ ông nghe nói đến nhà báo Nguyễn Phương Hùng từ hải ngoại về. Tôi đă xúc động khi Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mời tôi nói vài lời cảm tưởng (không chuẩn bị) trước bà con và đoàn thể tại Song Tử Tây. Cuối cùng tôi đă khóc trước cảnh chia tay đầy bịn rịn giă từ Song Tử Tây".
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng trên con tàu hải quân HQ 571
Tháng 4 này, ông lại trở về và nhận lời mời của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài đi thăm Trường Sa, chuyến thăm thứ ba trong đời. Khi ông trở lại Mỹ, rất nhiều người nhờ ông "mai mối" đi Trường Sa.
"Có nhiều người tôi giới thiệu với Tổng lănh sự, UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài. Tôi giới thiệu nhiều và có khoảng 10 người chính thức được đi".
Hai lần gặp ông Sáu Phong
Trong những chuyến đi trở lại VN, ông Hùng hai lần được gặp ông Sáu Phong (nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết) tại tư gia ở B́nh Dương. Năm 2007, ông Nguyễn Minh Triết là nguyên thủ Nhà nước Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Mỹ kể từ hai nước cựu thù b́nh thường hóa quan hệ.
Ông Hùng thú nhận, ḿnh chính là người đă tham gia trong nhóm biểu t́nh chống chuyến đi của ông Sáu Phong năm ấy. Sự thật ấy được chính ông thú nhận trong cuộc gặp với nguyên Chủ tịch nước.
Ông trở lại Trường Sa tháng 4 này
Sau cuộc gặp đầu tiên (2011), ông trở lại thăm ông Sáu Phong vào 2013 cùng với một người cũng từng có quá khứ chống chính quyền là Hoàng Duy Hùng, từng là nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas.
"Ông Sáu Phong kín đáo, nhẹ nhàng. Tôi nhớ ông nhắn nhủ đồng bào ở hải ngoại nếu ai chưa hiểu đất nước, chưa về VN th́ hăy về một lần để biết rơ hơn" - ông Hùng kể.
Gặp nhà báo Việt kiều này ở ngoài đời, mới thấy, ông chẳng dễ "mua chuộc" như những người c̣n thù hận ở bên kia vẫn dày nhiếc sau cuộc trở về VN của ông năm 2011.
Cựu binh của quân lực Việt Nam Cộng ḥa nay là một nhà báo tư duy sắc sảo, sành sỏi, đầy trải nghiệm thừa nhận rằng, cuộc trở về lần đầu tiên tận mắt nh́n thấy đổi thay của đất nước đă buộc ông phải thay đổi suy nghĩ.
Trong 5 năm, ông đă có rất nhiều chuyến trở về, đi dọc khắp mọi miền đất nước.
Sau cuộc về dự Xuân Quê hương 2015 - Tết kiều bào theo lời mời của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài, tháng 4 này, ông lại trở về theo lời mời của Nhà nước tham gia tuần lễ báo chí nước ngoài tại TP.HCM nhân kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước.