Theo như các nhà phân tích lập luận rằng, nếu Mỹ từ bỏ Ukraine nếu ông Trump cắt viện trợ, Vương quốc Anh có thể thực hiện nghĩa vụ an ninh của ḿnh theo Bản ghi nhớ Budapest bằng cách giúp Ukraine phát triển khả năng răn đe hạt nhân, v́ nước này có thể chế tạo bom hạt nhân trong ṿng vài tháng .
Theo Unian. Ua, Ukraine có thể chế tạo ra bom hạt nhân sơ cấp trong ṿng vài tháng nếu ông Donald Trump từ chối viện trợ quân sự của Mỹ. The Times đưa tin này, có tham khảo một tài liệu được chuẩn bị cho Bộ Quốc pḥng Ukraine .
Báo cáo cho biết, nước này có thể nhanh chóng chế tạo ra một thiết bị cơ bản từ plutonium bằng công nghệ tương tự như quả bom "Fat Man" thả xuống Nagasaki năm 1945.
“Việc tạo ra một quả bom nguyên tử đơn giản, như Hoa Kỳ đă làm với Dự án Manhattan, sẽ không phải là một nhiệm vụ khó khăn sau 80 năm”, - tài liệu viết.
Họ nói rằng, do không có thời gian để xây dựng và vận hành các cơ sở lớn cần thiết để làm giàu uranium, trong thời chiến Ukraine sẽ phải dựa vào việc sử dụng plutonium chiết xuất từ các thanh nhiên liệu đă qua sử dụng, lấy ra từ các ḷ phản ứng hạt nhân của Ukraine .
Ukraine vẫn kiểm soát 9 ḷ phản ứng đang hoạt động và có kinh nghiệm đáng kể về hạt nhân, mặc dù đă từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 1996.
Báo cáo cho biết: “Trọng lượng plutonium phản ứng đang có ở Ukraine có thể ước tính khoảng 7 tấn… Để tạo ra một kho vũ khí hạt nhân đáng kể, sẽ cần ít vật liệu hơn nhiều… Lượng vật liệu này đủ cho hàng trăm đầu đạn có sức công phá chiến thuật vài kiloton”.
Các tác giả của tài liệu kết luận rằng, một quả bom như vậy sẽ có sức mạnh bằng khoảng 1/10 sức mạnh của "Fat Man".
“Điều này đủ để phá hủy toàn bộ căn cứ không quân hoặc các cơ sở quân sự, công nghiệp hoặc hậu cần tập trung của Nga. Sức mạnh chính xác của vụ nổ hạt nhân sẽ không thể đoán trước được, v́ nó sẽ sử dụng các đồng vị plutonium khác nhau”, - tác giả của báo cáo Oleksiy Izhak cho biết.
Ông là người đứng đầu một bộ phận tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, một cơ quan cố vấn của chính phủ, đóng vai tṛ là cơ quan cố vấn cho chính quyền Tổng thống và Hội đồng Quốc pḥng và An ninh Quốc gia Ukraine.
“Plutonium sẽ cần được kích nổ bằng cách sử dụng thiết kế thuốc nổ truyền thống phức tạp, điều này sẽ phải xảy ra đồng thời với một làn sóng kích nổ tốc độ cao trên toàn bộ bề mặt của quả cầu plutonium”, - báo cáo cho biết.
Công nghệ này rất phức tạp, nhưng nằm trong năng lực của Ukraine, văn bản nhấn mạnh.
Các chuyên gia phương Tây cho rằng, Ukraine sẽ phải mất ít nhất 5 năm để phát triển vũ khí hạt nhân và phương tiện phóng phù hợp, nhưng Valentin Badrak, Giám đốc Trung tâm Quân đội, khẳng định Ukraine sẽ có tên lửa đạn đạo của riêng ḿnh trong ṿng chưa đầy một năm.
“Trong 6 tháng, Ukraine sẽ có thể chứng tỏ rằng có khả năng tạo ra tên lửa đạn đạo tầm xa: chúng tôi sẽ có tên lửa có tầm bay 1000 km”, - chuyên gia này cho biết.
Các nhà phân tích lập luận rằng, nếu Mỹ từ bỏ Ukraine, Vương quốc Anh có thể thực hiện nghĩa vụ an ninh của ḿnh theo Bản ghi nhớ Budapest bằng cách giúp Ukraine phát triển khả năng răn đe hạt nhân, v́ nước này không có các biện pháp thông thường để ngăn chặn Nga xâm chiếm Ukraine .
Ông Izhak cho rằng, ngưỡng để phát triển chương tŕnh tái vũ trang hạt nhân sẽ là khi quân đội của Putin tiến tới thành phố Pavlograd. Theo ông, lâu hơn nữa sẽ có nguy cơ một số thành phố lớn nhất Ukraine như Dnipro và Kharkov có thể thất thủ trước khi vũ khí được phát triển.
Xin nhắc lại, trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đảm bảo rằng, Ukraine chưa bao giờ nói muốn tạo ra vũ khí hạt nhân. Ông giải thích rằng, ông đang nói về Bản ghi nhớ Budapest, khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng đổi lại không nhận được những đảm bảo an ninh như đă hứa.
“Tôi đă nói về Bản ghi nhớ Budapest, trong đó tuyên bố rằng, Ukraine nhận được sự đảm bảo về an ninh. Nhưng đây không phải là một chiếc ô và chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài NATO, - ông nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Zelensky nhắc lại Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 với sự tham gia của Nga, Mỹ và Anh đă hứa với Ukraine sẽ bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền để đổi lấy việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng bây giờ tài liệu này không c̣n hiệu lực, v́ vậy an ninh của đất nước chỉ có thể được đảm bảo bằng tư cách thành viên NATO hoặc vũ khí hạt nhân" ông nói.
Lời b́nh:
Ukraine không tái sản xuất vũ khí hạt nhân v́ không muốn bị Mỹ bao vây và cắt viện trợ. Nhưng nếu Mỹ quay lưng, cắt viện trợ , th́ Ukraine sẽ tái khởi động vũ khí hạt nhân. Đó là lẽ công bằng.
Thay cho lời kết xin mượn câu nói của viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine Oleksiy Yizhak để nói với thế giới :
"Tôi rất ngạc nhiên trước sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với mối đe dọa hạt nhân của Nga. Điều đó đă khiến chúng ta phải trả giá bằng chiến tranh. Họ coi vũ khí hạt nhân như một loại Chúa. V́ vậy có lẽ đă đến lúc chúng ta cũng cầu nguyện với Chúa đó."