Theo tờ South China Morning Post (SCMP), trong những năm gần đây, Quảng Đông đang trở nên nổi tiếng theo một cách rất khác. Tại các thành phố như Đông Quản và Huệ Châu của tỉnh, các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào cán bộ địa phương đang được mở rộng. Đó thường là các cựu quan chức bị cáo buộc đă lợi dụng chức vụ để nhận tiền từ doanh nghiệp ḥng đổi lấy những ưu ái đặc biệt.
Bí thư thành ủy Đông Quản từ năm 2011 đến 2016 Từ Kiến Hoa là cựu quan chức mới nhất bị điều tra. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Quảng Đông thông báo hôm 20/11 rằng ông này đă bị tạm giam.
Theo thông báo, Từ Kiến Hoa, 66 tuổi, bị t́nh nghi phạm tội "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật" - một cách diễn đạt thể hiện hành vi tham nhũng tại Trung Quốc.
Hồi tháng 2/2014, Từ Kiến Hoa từng nổi tiếng v́ chỉ đạo cuộc trấn áp hoạt động mại dâm và các khu đèn đỏ phát triển mạnh tại Đông Quản - một trung tâm sản xuất rộng lớn c̣n được gọi là "thành phố tội lỗi" - sau khi Đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV vạch trần thực trạng về loại tội phạm này tại đây.
Theo SCMP, việc bắt giữ Từ Kiến Hoa diễn ra chỉ hai tháng sau khi cựu Phó chủ tịch Chính hiệp thành phố Đông Quản Chung Cam Toàn bị điều tra.
Là người gốc Đông Quản, trong nhiều thập kỷ đảm nhiệm chức vụ Quận trưởng Hổ Môn tại thành phố này, Chung Cam Toàn được gọi là "người đàn ông biết tuốt".
Tháng 8 năm nay, người giữ chức Thị trưởng Đông Quản giai đoạn 2006-2011 Lư Dục Toàn cũng đă bị bắt v́ tội tham nhũng.
Cả ba cựu quan chức trên đều đă nghỉ hưu từ lâu.
Sự giống nhau giữa các vụ án
Theo SCMP, một thống kê dựa trên thông báo từ các cơ quan pḥng chống tham nhũng cấp tỉnh và thành phố của Quảng Đông cho thấy 42 lănh đạo đảng và chính quyền đương nhiệm hoặc đă nghỉ hưu tại Đông Quản đă phải đối mặt với các cuộc điều tra tham nhũng trong năm nay. Một t́nh tiết giống nhau trong các vụ án là đều liên quan đến việc bán đất.
Theo một nhà phân tích chính trị ẩn danh từ Đại học Tôn Dật Tiên (Quảng Đông, Trung Quốc), chính quyền địa phương quản lư việc bán đất ở nhiều thành phố trong tỉnh Quảng Đông, đặc biệt là ở Đông Quản.
"Các quyết định thực sự về việc bán đất là ở cấp cơ sở, v́ những vùng đất này thuộc sở hữu của dân làng, nhưng sau đó được phát triển thành các khu công nghiệp. V́ vậy, những người đứng đầu chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch đất đai", nhà phân tích cho biết.
"Thật kỳ lạ, ở Đông Quản và một số thành phố khác, ít quan chức muốn được thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong chính quyền. Không ai muốn bị loại khỏi ṿng ra quyết định v́ các hợp đồng đất đai trị giá đến hàng triệu đô la. Hiện tại, lĩnh vực bất động sản [tại Trung Quốc] đang bị giám sát chặt chẽ và sự thông đồng trong quá khứ giữa các quan chức và nhà phát triển [bất động sản] đang bị bại lộ", nhà phân tích nói thêm.
Những người đứng đầu chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch đất đai tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: SCMP
7 trong số 10 cựu quan chức thành phố bị bắt
SCMP đưa tin, trong khi hầu hết mọi thành phố ở Quảng Đông đều bị điều tra tham nhũng trong năm nay, th́ có một cuộc điều tra đặc biệt thu hút sự chú ư của công chúng.
Tại thành phố Huệ Châu cách Đông Quản khoảng 100 km, ít nhất 7 trong số 10 quan chức thuộc ban lănh đạo thành phố trong quá khứ đă bị bắt giữ trong những năm gần đây.
Những vụ việc đáng chú ư nhất liên quan đến Trần Dịch Uy - Thị trưởng Huệ Châu và là Bí thư thành ủy từ năm 2011 đến năm 2018, Mạch Giáo Mạnh - người từng giữ chức Thị trưởng Huệ Châu sau khi Trần trở thành Bí thư thành ủy. Mạch bị bắt giữ hồi tháng 4/2022 c̣n Trần bị điều tra vào tháng 7 năm nay.
Sau khi Trần Dịch Uy và ê kíp của ông ta lên nắm quyền tại Huệ Châu, tăng trưởng kinh tế của thành phố đă bị đ́nh trệ. Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP trung b́nh năm của Huệ Châu là 5,5%, sụt giảm mạnh so với mức tăng 14,1% từ năm 2008 đến 2013.
"Bất chấp nhiều lời bào chữa về sự suy thoái trầm trọng mà Trần và nhóm của ông ta đưa ra, các nhà lănh đạo tại Quảng Đông và Bắc Kinh không hài ḷng với công việc của họ, đặc biệt là khi có sự đấu đá nội bộ giữa Trần và cấp dưới Mạch – việc mà cả tỉnh Quảng Đông đều biết", nhà phân tích tại Đại học Tôn Dật Tiên cho biết.
Theo thông báo từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Quảng Đông, 109 quan chức cấp sở và 1.321 quan chức cấp pḥng đă bị đưa ra xét xử trong 9 tháng đầu năm nay, nhiều hơn gần 50% so với số quan chức bị xử lư cùng kỳ năm ngoái.
VietBF@ Sưu tập