“Em là nhật nguyệt từ đây
Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người”
Đó là những vần thơ mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết về giai nhân cuối cùng của cuộc đời ḿnh - người mà đến lúc sắp sửa ĺa đời, ông vẫn cầm tay và rồi sau đó mới nhẹ nhàng đi về với cát bụi – Lương Hoàng Anh. Cô là chuyên viên Ngân hàng Thế giới, một doanh nhân thành đạt, khác xa với những ǵ người ta tưởng tượng về mối thơ mộng cuối cùng của Trịnh Công Sơn. Hoàng Anh có vẻ đẹp thánh thiện, “nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối, một bờ môi thơm, một hồn giấy mới...” (Đóa hoa vô thường)
Nhạc sĩ họ Trịnh gặp Hoàng Anh lúc cô mới 14 tuổi, ông thường ghé nhà cô chơi, qua tṛ chuyện, ông và cô thấy rất hiểu nhau. Có những vấn đề khi bàn đến, Hoàng Anh không hiểu th́ ngay lập tức cô sẽ t́m cách để đọc và sau đó đồng cảm cùng ông. Cứ như thế, đến khi Hoàng Anh trở thành một thiếu nữ 17 tuổi, t́nh cảm ấy thăng hoa và họ thành tri kỷ. Mối t́nh này khiến cô rất hạnh phúc bởi lẽ cô thấy ḿnh yêu được một người đàn ông quá tài hoa, uyên bác. Cô nói ǵ ông cũng hiểu và thậm chí chỉ cần Trịnh Công Sơn nói một câu cũng đủ làm cô âm ỉ sung sướng cả ngày. T́nh yêu của cô đối với Trịnh Công Sơn được thể hiện qua những quan tâm của cô với ông ấy hàng ngày. Biết ông sống một ḿnh, cô hay gọi điện cho một người bạn hay ca sĩ nào đó qua ăn cơm cùng ông v́ cô không thể lúc nào cũng ở bên nhạc sĩ. Nhiều khi không nhờ được ai, cô điện hỏi thăm, ông nói: “Buồn là nghề của tôi rồi”, vậy là Hoàng Anh lại bỏ hết mọi việc để đến bên ông.
Trịnh Công Sơn là người rất cả nể, bạn bè mời, ông đều chiều theo và nhận lời. Có lúc 10h đêm, bạn gọi đi nhậu, ông đi rồi 12h đêm mới lại làm việc đến tận 4 giờ sáng, Hoàng Anh rất lo lắng, cô hay càu nhàu về việc này và thậm chí có hôm cô c̣n đến tận nơi ông uống rượu để đưa ông về.
Yêu Trịnh, cô chưa một lần được nghe lời yêu từ ông. Đó có lẽ là điều thiệt tḥi cho một người phụ nữ. Thậm chí, nhiều người quen biết với Trịnh Công Sơn c̣n nói rằng t́nh yêu của cô vốn chỉ là đơn phương nhưng với Hoàng Anh, chuyện yêu hay không không quan trọng mà chỉ cần cô cảm thấy ḿnh hạnh phúc. Cuộc sống của cô là yêu và được người yêu. Cô không biết Trịnh có yêu ḿnh hay không nhưng cô thấy ḿnh được trân trọng và thấy hạnh phúc. Trong mười mấy năm trời bên nhau, năm nào sinh nhật Hoàng Anh, ông cũng vẽ chân dung cô bởi ông mê khuôn mặt thánh thiện của cô. Tính ra đă hơn mười bức mà cô được tặng hai trong số đó. Có một tác phẩm ông vẽ chân dung cô rất lớn nhưng không hiểu ai đem bán ra bên ngoài. Một người bạn Trịnh Công Sơn đă mua và tặng lại Hoàng Anh khiến cô rất cảm động. Với cô mà nói, dù không biết t́nh cảm của Trịnh nhưng việc trở thành nguồn cảm hứng cho ông trong hơn chục năm trời th́ việc yêu hay không không c̣n cần thiết. Hoàng Anh ở bên Trịnh, hạnh phúc v́ được kề gần người ḿnh yêu. Cô không cần nghe tiếng yêu thương từ ông. Bởi cô chỉ tin vào mối quan hệ mà người ta bỏ ra cả đời để gắn bó với ḿnh chứ không tin vào những lời văn hoa, sáo rỗng.
Mười bảy tuổi, cô thiếu nữ Hoàng Anh trong trẻo, tinh khôi bỡ ngỡ đặt chân vào đời đă gặp ngay Trịnh - người đàn ông tài hoa trước đó đă trải qua nhiều mối t́nh với các giai nhân khác, cô thiếu nữ ấy yêu Trịnh, hạnh phúc bên Trịnh, lặng lẽ đứng bên ông, thầm lặng bên những điều b́nh thường nhất của một người nổi tiếng. Người đàn bà nào yêu người nhạc sĩ này cũng rất hạnh phúc bởi những giây phút thăng hoa nhưng về khía cạnh trần tục th́ bất hạnh. Ông là một tâm hồn mong manh, dễ vỡ, yêu đàn bà bằng một t́nh yêu mang hơi thở Phật giáo chứ không mang lại cho họ một mái ấm, một đứa con. Các giai nhân đi qua đời ông, người ngắn người dài nhưng không ai oán trách bởi đó đều là thứ t́nh yêu thần tượng chuyển thành t́nh yêu trai gái. Có lẽ v́ vậy mà mười mấy năm trời bên cạnh Trịnh Công Sơn, dù không được lấy một danh phận, chắc cũng không được nhận cái dịu dàng “ta mang cho em một đóa quỳnh, quỳnh thơm hay môi em thơm” (Quỳnh Hương – Trịnh Công Sơn), Hoàng Anh vẫn thấy ḿnh may mắn, chẳng hề oán trách, hạnh phúc cho tới tận phút cuối khi Trịnh rời xa nhân gian, ông vẫn cầm tay cô và ông đi. Bỏ lại cô, “bỏ xa xôi yêu và gần gũi, bỏ mặc tay buồn không bàn tay…”
VietBF@ sưu tập