Các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu hoạt động của con người trong không gian tại Đại học Kyoto, một trong những trường đại học quốc gia lâu đời nhất ở Nhật Bản và Tập đoàn Kajima đã bắt đầu một dự án chung Lunar Glass NEO, liên quan đến việc tạo ra hệ sinh thái khép kín với trọng lực nhân tạo dành cho con người sinh sống trên Mặt trăng.
Nghiên cứu chung giữa Đại học Kyoto và Tập đoàn Kajima mang tên "Cơ sở sinh sống bằng trọng lực nhân tạo trên Mặt trăng và Sao Hỏa" đã được công bố năm 2022.
Nghiên cứu này đã xác định và phát triển ba khái niệm cơ bản cần thiết cho sự sống trong không gian: trọng lực nhân tạo, hệ sinh thái hạn chế và hệ thống vận chuyển trọng lực nhân tạo".
Để từng bước thực hiện tất cả các khái niệm cần thiết, nghiên cứu sẽ tập trung vào các giai đoạn sau: tính khả thi về mặt kỹ thuật của cấu trúc và thiết kế đồ vật, sự phù hợp với cuộc sống con người, đánh giá tác động lên cơ thể con người, cũng như tạo ra hệ sinh thái khép kín nhằm mục đích sử dụng tiếp theo trong việc tạo ra các vật thể để sinh sống trên Mặt trăng.
Tài liệu lưu ý: “Một trong những mục tiêu của nghiên cứu là bắt đầu tạo ra vật thể tương tự trên Trái đất”.
Theo video trình chiếu, “nơi cư trú” trên Mặt trăng sẽ là một vật thể thủy tinh có hình dạng giống hình paraboloid và được lắp đặt trên một bệ tròn. Đường kính của công trình sẽ xấp xỉ 200 mét và chiều cao khoảng 400 mét, tạo điều kiện cho 10 000 người sinh sống. Do chuyển động quay, trọng lực nhân tạo sẽ được tạo ra bên trong vật thể, trong khi các khu dân cư sẽ nằm dọc theo các bức tường của cấu trúc này.