Tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung (IRBM) Oreshnik mà Lực lượng vũ trang Nga sử dụng để tấn công nhà máy Yuzhmash ở Dnepropetrovsk, không phải là phát triển mới nhất.
Ấn phẩm Defense Express của Ukraine đă đưa ra nhận định này và lưu ư rằng thực tế trên được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu về các mảnh vỡ tên lửa thu tại hiện trường.
Tài liệu nói rơ: "Số serial và ngày sản xuất được t́m thấy trên một trong các bộ phận của tên lửa Oreshnik ghi ngày 12 tháng 4 năm 2017".
"Việc tên lửa này sử dụng một bộ phận đă hơn 7 năm tuổi trực tiếp nói lên rằng Oreshnik thực chất được lắp ráp vào khoảng năm 2017 - 2018. Và trong khoảng thời gian nói trên, tên lửa đă nằm đâu đó trong một nhà kho".
Mảnh vỡ tên lửa Oreshnik cho thấy rơ nó được sản xuất vào ngày 12 tháng 4 năm 2017.
Tác giả bài viết trên tờ Defense Express kể lại rằng vào năm 2017, Nga đă lên kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh, các chuyên gia Ukraine cho rằng đây mới là tên thật của Oreshnik.
Dựa trên kết quả nghiên cứu được trích dẫn, ấn phẩm Defense Express kết luận rằng Moskva đă vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Mỹ. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả các kết quả nghiên cứu đều được công bố và mọi thứ có thể c̣n trở nên thú vị hơn trong tương lai.
Một vấn đề nữa cũng cần lưu tâm đó là Oreshnik được phát hiện chia sẻ một số bộ phận với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm RSM-56 Bulava, hành động này theo nhận xét có tác dụng giảm chi phí sản xuất và tận dụng những thành phần có sẵn.
Theo báo chí Nga, điều đáng chú ư nữa là Kyiv gần đây đang cố gắng "xoa dịu" ấn tượng rằng cuộc tấn công của Oreshnik vào Yuzhmash không gây ra thiệt hại lớn, v́ lo ngại rằng các đồng minh châu Âu có thể từ chối hỗ trợ thêm cho họ.
Cuối cùng, Ukraine cho rằng Nga mới tạo ra được vỏn vẹn 2 nguyên mẫu Oreshnik để thử nghiệm và một quả đă được mang ra sử dụng, cho nên Moskva chưa thể sớm phóng vũ khí này vào đất của họ, bất chấp mọi lời đe dọa.
VietBF@ Sưu tập