Theo như liên Hiệp Châu Âu sẽ bị loại khỏi các tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga Vladimir Putin về khả năng «sẵn sàng gặp nhau» để thảo luận về ngừng bắn ở Ukraina, trong khi đây lại là vấn đề an ninh sống c̣n sát sườn Liên Âu và NATO. Tại sao Liên Hiệp Châu Âu lại thụ động đến như vậy? .
Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt tay đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelenskyy trong Nhà thờ Đức Bà Paris, nhân lễ mở cửa trở lại nhà thờ hôm 07/12/2024. AP - Ludovic Marin
Dù không có đột phá nhưng quân đội Nga tiếp tục gặm nhấm miền đông Ukraina. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khẳng định sớm giải quyết chiến tranh Ukraina thông qua đàm phán. « Chưa bao giờ Liên Hiệp Châu Âu lại bị ḱm kẹp giữa Vladimir Putin và Donald Trump đến như vậy », theo nhận định của Philippe Ricard trên trang Le Monde ngày 27/12/2024, nhưng cho đến nay các nước châu Âu vẫn chưa t́m được lối thoát để nắm lấy vận mệnh.
Chỉ c̣n chưa đầy một tháng, Nhà Trắng đổi chủ, ông Donald Trump nhậm chức tổng thống ngày 20/01/2025. Người chủ trương « MAGA » (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) không muốn Hoa Kỳ can thiệp vào những xung đột xa xôi và sẵn sàng để đồng minh châu Âu trong NATO tự giải quyết cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraina từ 3 năm qua.
Thế nhưng, ngoài những cam kết gia tăng viện trợ cho Ukraina, các nước châu Âu vẫn chưa thống nhất được giải pháp và tiếp tục bất đồng về vấn đề « bảo đảm an ninh » cho Kiev để ngăn một cuộc xâm lược khác của Nga trong tương lai.
Châu Âu bị « loại » khỏi ư đồ đàm phán Trump-Putin
Liên Hiệp Châu Âu cũng bị loại khỏi các tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga Vladimir Putin về khả năng « sẵn sàng gặp nhau » để thảo luận về ngừng bắn ở Ukraina, trong khi đây lại là vấn đề an ninh sống c̣n sát sườn Liên Âu và NATO. Tại sao Liên Hiệp Châu Âu lại thụ động đến như vậy ? Nhà báo Philippe Ricard đưa ra ba giải thích.
Lư do thứ nhất là chính trong nội bộ các nước châu Âu. Cho dù thể hiện mạnh mẽ tinh thần đoàn kết tập thể, bất chấp hai trường hợp cá biệt Hungary và Slovakia, nhưng nội bộ chính phủ nhiều nước bị khủng hoảng, đặc biệt là hai nước đầu tầu Pháp và Đức. Kể từ khi bầu lại Hạ Viện, Pháp đă có ba đời chính phủ và vẫn ch́m trong bất trắc. Đức chuẩn bị bầu lại Quốc Hội vào tháng 02/2025. Những cuộc khủng hoảng chính trị này đă cản trở mọi quyết định mang tính đột phá của châu Âu.
Ngoài ra, dù châu Âu cam kết mạnh mẽ về tài chính năm 2025 cho Ukraina nhưng nếu chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định giảm mạnh hoặc ngừng viện trợ quân sự cho Kiev, các nước châu Âu sẽ không thể thay thế hoàn toàn. Không có viện trợ của Washington, Ukraina sẽ thất trận. Kiev không mong muốn viễn cảnh này nên đă khẩn trương thuyết phục tân tổng thống Mỹ.
Lư do thứ hai là những ư đồ của tân tổng thống Donald Trump vẫn hoàn toàn « mơ hồ ». Ngoài những tuyên bố hùng hồn trong khi vận động tranh cử, không một ai hiểu được ông Trump định giải quyết chiến tranh Ukraina như thế nào và nhất là chỉ trong « 24 giờ ». Với kinh nghiệm về tính cách khó đoán của ông Trump rút ra được từ nhiệm kỳ đầu, các nước châu Âu quan sát những bổ nhiệm trong chính quyền mới nhưng không vội vàng đưa ra dự đoán.
Trong cuộc gặp ba bên bên lề lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris đầu tháng 12, tổng thống Ukraina và Pháp đă khéo léo nhấn mạnh với ông Trump về một điểm mà nhà tỉ phú không thích, đó là dấu hiệu « yếu đuối » gửi đến Nga và Trung Quốc nếu vội vàng đàm phán với điện Kremlin ngay khi lên nhậm chức. Vấn đề viện trợ cho Ukraina cũng được tổng thống Pháp đưa ra nhiều bằng chứng để thuyết phục tân tổng thống Donald Trump : Không chỉ có mỗi Hoa Kỳ ủng hộ Ukraina mà Liên Hiệp Châu Âu và NATO cũng đă có những cam kết và hành động mạnh mẽ.
Tổng thống Nga cũng t́m lối thoát chiến tranh ?
Cuối cùng, chính là sự mơ hồ của châu Âu về tổng thống Nga. Là người lăo luyện trên chính trường, ông Vladimir Putin chủ trương leo thang trong cuộc xâm lược Ukraina với viện trợ về khí tài và nhân lực từ Bắc Triều Tiên, vũ khí từ Iran hoặc được Trung Quốc hậu thuẫn ngầm để tiếp tục phát triển kinh tế. Nhưng sự sụp đổ của chế độ độc tài Bashar Al Assad tại Syria đă phần nào cho thấy những hạn chế về chiến lược hiếu chiến của điện Kremlin.
Nhà báo Philippe Ricard cho rằng châu Âu có lẽ sẽ sai lầm nếu mất cảnh giác quá sớm, để những phát biểu về đàm phán, đ́nh chiến ru ngủ bởi v́ như vậy chỉ có hại cho an ninh của châu Âu. Trước khi vội vàng hướng đến đàm phán, theo gợi ư của ông Donald Trump, châu Âu nên tính toán xem tổng thống Putin c̣n có thể kéo dài cuộc chiến đẫm máu này thêm bao lâu.
Một thỏa thuận đ́nh chiến hiện nay sẽ giúp tổng thống Nga ngẩng cao đầu thoát khỏi ngơ cụt, trong khi mục tiêu đầu tiên của ông khi đưa quân đánh Ukraina là không muốn NATO mở rộng đến sát sườn nước Nga. Nhưng giờ đây, NATO đă nằm sát biên giới phía bắc của Nga khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập. Chưa bao giờ NATO lại hiện diện hùng mạnh ở biển Baltic đến như vậy, trong khi Hắc Hải trở thành eo biển do tàu chiến Nga bị cắt với Địa Trung Hải. Người dân Nga cũng như nền kinh tế Nga, phụ thuộc vào kinh tế chiến tranh, bắt đầu bị tác động nặng nề v́ những biện pháp trừng phạt và lạm phát gia tăng.