Mức lạm phát tại Nga đang tăng lên cao đến mức báo động, bất chấp mọi nỗ lực của Ngân hàng Trung ương t́m mọi cách để giải tỏa.
(Minh họa)
Tại cuộc họp cuối cùng trong năm vừa diễn ra gần đây, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đă quyết định không tăng lăi suất chiết khấu, diễn biến trên khiến cho nhiều phân tích gia bị bối rối, bởi v́ quyết định này là khá bất ngờ trong bối cảnh nạn lạm phát tiếp tục gia tăng cao.
Theo ghi nhận, tỷ lệ lạm phát căn bản tại đây hiện đă ở mức khá cao, lên đến 21%, điều này đă bắt đầu tạo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế của Nga.
Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia phân tích thậm chí c̣n dự đoán một cuộc suy thoái lớn về mặt kinh tế mà theo quan điểm của họ, có thể sẽ bắt đầu vào năm tới.
Ngược lại, câu hỏi vẫn c̣n bỏ ngỏ, đó là tại sao việc cho thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian dài như vậy của Ngân hàng Trung ương Nga lại không đem lại kết quả rơ ràng tốt đẹp nào cả?
Trước t́nh h́nh trên, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Tài chính Quốc tế, ông Vladimir Rozhankovsky đă lên tiếng và đưa ra vài nhận xét của ḿnh về những ǵ đang thật sự xảy ra ở nước Nga này.
Theo ông này, việc tăng mức lăi suất nhằm nâng cao sức hấp dẫn của đồng tiền quốc gia so với các ngoại tệ khác (bao gồm cả đồng đô la Mỹ). Việc này sẽ thu hút giới đầu tư, qua đó sẽ cung cấp thêm ḍng vốn vào nền kinh tế của đất nước.
Đổi lại, nước Nga ngày nay đang ở trong cái gọi là
"bị cô lập về kinh tế". Sự gia tăng nguồn cung mà người đứng đầu Ngân hàng Trung ương, bà Nabiullina đang nói đến, trên thực tế là hoàn toàn không khả thi, v́ lư do đồng rúp hiện đang tồn tại trong một hệ thống tiền tệ khép kín do lệnh cấm vận của quốc tế
Kết quả là phần lớn nguồn cung cấp về tiền chỉ được thực hiện thông qua tiêu dùng, điều này chỉ làm tăng lên mức lạm phát, và chưa kể đồng tiền này đi vào số tiền gửi trong ngân hàng chứ không chảy vào các lĩnh vực thực tế của nền kinh tế, đặc biệt là ở thị trường chứng khoán.
Trong bối cảnh đó, nguồn cung tiền từ tiền kư gửi với lăi suất cao ngày càng lớn, trong khi nguồn cung hàng hóa không thể tăng nổi do gặp khó khăn trong việc mở rộng năng lực hiện có, bao gồm cả nguyên nhân từ các khoản vay "đắt tiền" càng khiến nạn lạm phát tại Nga tăng mạnh, đây là một ṿng lẫn quẫn mà Moscow rất khó để cho tháo gỡ.
Hơn nữa, Liên minh châu Âu (EU) đă ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với vàng có xuất xứ từ Nga dù nước này đang có dự trử khá nhiều và giá vàng trên thị trường đă tăng lên không ngừng.