Một trong những điều mà cả thế giới bận tâm nhiều nhất hiện nay là cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ vào năm 2025. Khó có thể biết chính xác được những chủ trương, quyết sách nào mà Tổng Thống tân cử Donald Trump sẽ cho thực hiện, nhưng có một điều chắc chắn rằng, bất luận ai ngồi trong Ṭa Bạch Ốc th́ Bắc Kinh vẫn không thấy
"yên thân". Và một điều chắc chắn hơn nữa là nước Mỹ thật ra chẳng cần ai giúp để được
"vĩ đại trở lại", bởi v́ đơn giản ra, nền kinh tế Mỹ đang trở nên
"vĩ đại" ở mức độ chưa từng có trong lịch sử của ḿnh…
Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang giữ vị trí mạnh nhất trên thế giới. (H́nh minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Tại sao mà nước Mỹ cho đến nay vẫn c̣n "ngon lành"?
Trong một bài viết chuyên đề về nền kinh tế Mỹ, tuần báo
The Economist của Anh có cho biết, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ khiến cho cả thế giới phải thèm thuồng và ganh tỵ và đang khiến cho tất cả các nước giàu khác phải
"ngửi khói".
Trong chiến dịch ra tái tranh cử, Donald Trump luôn than phiền rằng, nền kinh tế Mỹ đang
"chạy không tốt và cỗ máy kinh tế quốc gia đang gặp thất bại!"(?) Công chúng Mỹ cũng thường xuyên ca cẩm về chuyện làm ăn có khó khăn. Các cuộc thăm ḍ của
Gallup luôn cho thấy điều đó.
Trên thực tế, chẳng bao giờ người Mỹ thấy hài ḷng với cuộc sống của họ. Trong những cuộc khảo sát
Gallup từ năm 1980 đến đầu những năm 2000, trung b́nh chỉ hơn 40% số người Mỹ ư kiến bày tỏ sự hài ḷng. Trong hai thập niên qua, con số này thậm chí c̣n giảm xuống 25%.
Tuy nhiên, thực tế không phải là vậy. Suốt từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Hoa Kỳ luôn có sự tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu có khác và luôn phục hồi lại mạnh mẽ hơn sau những cú sốc, từ khủng hoảng tài chính đến dịch bệnh. Năm 1990, Mỹ chiếm khoảng 2/5 tổng GDP của nhóm G7; ngày nay, con số này lên đến khoảng một nửa. Trên cơ sở b́nh quân đầu người, sản lượng nên kinh tế Mỹ hiện cao hơn khoảng 40% so với Tây Âu và Canada, và cao hơn 60% so với Nhật. Mức lương trung b́nh tại tiểu bang nghèo nhất của Mỹ, là Mississippi, c̣n cao hơn mức trung b́nh ở Anh, Canada và Đức! Đồng đôla Mỹ vẫn đang thống trị nền tài chính trên toàn cầu. Cách đây 10 năm, một thời gian tuy không ngắn cũng không dài, vô số kinh tế gia vẫn tin rằng TQ chắc chắn sẽ đè bẹp Mỹ. Tuy nhiên, GDP TQ đă tụt giảm trong thời gian gần đây, từ khoảng bằng 75% của Mỹ vào năm 2021 xuống c̣n 65% ở hiện tại.
Tại sao mà nước Mỹ vẫn c̣n
"ngon lành", dù rằng người Mỹ, từ thế hệ này sang thế hệ khác, luôn than thở rằng họ đang sống trong giai đoạn "
tồi tệ chưa từng có trong lịch sử"?
Một trong những yếu tố đầu tiên mà
The Economist đề cập là vấn đề địa lư. Là một nền kinh tế bán lục địa với thị trường tiêu dùng khổng lồ, các công ty Mỹ được hưởng lợi từ quy mô to lớn: Một ư tưởng hay ho khi nảy sinh ra ở California hoặc sản phẩm được xây dựng ở Michigan có thể nhanh chóng lan rộng ra 49 tiểu bang khác.
B
ắn chậm là chết. Bắn sai cũng chết. Không bắn cũng chết!
Hoa Kỳ cũng có một thị trường nhân lực rất lớn, được kết hợp chặt chẻ và tốt đẹp, cho phép mọi người dễ dàng chuyển sang các công việc được trả lương cao hơn và thu hút người lao động đến những lĩnh vực có nhiều năng suất cao hơn. Đường biên giới dài ở phía Nam có thể gây nhiều tranh căi về mặt chính trị nhưng lại là động lực lớn về kinh tế, cho phép lực lượng nhân công tăng trưởng đều đặn và giúp lấp đầy những công việc khó khăn nhọc nhằn mà có rất nhiều người Mỹ bản địa không bao giờ chịu làm như trồng trọt,....
Việc nắm quyền sở hữu thị trường tài chính sâu rộng nhất trên thế giới chũng giúp cho các công ty khởi nghiệp dễ dàng huy động nguồn vốn một cách tốt hơn để bắt tay thực hiện thay v́ đi vay tiền mặt. Sự h́nh thành thật phong phú của các công ty trẻ đầy triển vọng ở Mỹ đă thúc đẩy sức hấp dẫn của thị trường nội địa. Và nước Mỹ vẫn có những trường đại học tốt nhất trên thế giới, một phần là do thu hút được những sinh viên giỏi nhất khắp nơi đến học hỏi, thi thố tài năng.
Sự lựa chọn chính sách dựa theo t́nh h́nh thực tế cũng giúp rất nhiều cho nền kinh tế của Mỹ. Nước Mỹ có cách tiếp cận thoải mái hơn đối với quy định kinh doanh so với nhiều quốc gia khác. Điều đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho các công ty kỹ nghệ cao ngày càng phát triển lên. Nhiều ư kiến cho rằng, mô h́nh kinh tế tự do của Mỹ về bản chất là có sự khiếm khuyết, bị bao vây bởi sự bất b́nh đẳng cực độ. Tuy nhiên, những gă khổng lồ kỹ nghệ như Apple hoặc Google đă tạo ra những giá trị đáng kinh ngạc trong cuộc sống hàng ngày và làm rung chuyển các ngành kỹ nghệ đang tŕ trệ. Chính họ cũng phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt để có thể duy tŕ vị trí dẫn đầu. Họ phải luôn cho đổi mới để tồn tại. T
rong văn hóa kinh doanh làm ăn của Mỹ, bắn chậm là chết. Bắn sai cũng chết. Không bắn cũng chết.
Năng suất làm việc của người Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung quả thật rất đáng nể. Trong năm 2024, trung b́nh một công nhân Mỹ tạo ra khoảng 171,000 USD giá trị sản lượng về kinh tế so với 120,000 USD ở khu vực đồng euro; 118,000 USD ở Anh và 96,000 USD ở Nhật. Điều đó đă thể hiện ra mức tăng 70% năng suất lao động ở Mỹ kể từ năm 1990, vượt xa mức tăng ở những nơi khác, như 29% ở Châu Âu, 46% ở Anh và 25% ở Nhật. Hơn nữa, Mỹ luôn bỏ nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ cho kế hoạch nghiên cứu và phát triển (R&D), để gieo mầm cho sự tăng trưởng trong tương lai. Trừ Israel và Nam Hàn, Hoa Kỳ đă bỏ vốn đầu tư R&D nhiều hơn so với bất cứ quốc gia nào khác, ở mức khoảng 3.5% của GDP.
Giá trị của sự dịch chuyển không ngừng
Môi trường kinh tế chung của Mỹ, thường được mô tả là động lực kinh doanh, là yếu tố quan trọng không thể không tính đến. Hoạt động kinh tế liên tục này đang chứng kiến sự
"xáo trộn tất yếu" giữa các công ty, tức là việc được thành lập ra hoặc cho giải thể. Vấn đề làm ăn thua lỗ,
"bị sập tiệm" là chuyện b́nh thường. Khởi nghiệp thành công trong chớp mắt cũng là b́nh thường. Lúc nào người ta cũng chứng kiến t́nh trạng này liên tục xảy ra. Tỷ lệ
"xáo trộn tất yếu" trong các công ty hiện chiếm gần 20% tổng số hàng năm (khoảng một nửa là công ty kinh doanh mới và nửa c̣n lại là các công ty đă ngừng hoạt động).
Theo Trung Tâm Kinh Tế Chính Trị Quốc Tế Châu Âu, tỷ lệ này ở châu Âu là gần 15%. Tất cả điều này đă cho thấy, ở Mỹ, các công ty cũ dễ dàng bị phá sản trong khi những công ty khởi nghiệp dễ dàng xin được cấp nguồn vốn đầu tư.
Hiện tượng "Xáo trộn tất yếu" này cho phép các công ty Mỹ luôn t́m cơ hội để phát triển theo hướng đầu tư các dự án có lợi nhuận cao hơn. Sự năng động này cũng xảy ra trong thị trường nhân công ở Mỹ. Trong bất cứ khoảng thời gian ba tháng nào, sẽ có độ 5% số nhân công ở Mỹ thích
"đổi job". Ở Ư, phải mất một năm để đạt được mức luân chuyển nhân lực như vậy. Sự dịch chuyển này thường đem lại hiệu quả tốt. Chẳng có ai ngu dại không muốn đổi job nếu được trả mức lương cao hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy người ta biết tận dụng và tôn trọng tài năng người đi làm.
Theo thời gian, tất cả sự thay đổi này có xu hướng đưa người đi làm, doanh nhân và nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực đem lại năng suất cao hơn. Khoảng cách năng suất giữa Mỹ và Châu Âu gần như là kết quả của việc Mỹ vượt trội trong một số phân khúc kỹ thuật chuyên sâu của nền kinh tế. Ở Hoa Kỳ các hoạt động đặc biệt khá tốt trong lĩnh vực kỹ nghệ, tài chính và các dịch vụ như luật pháp và tư vấn. Vấn đề không phải là mọi khía cạnh của cuộc sống Mỹ đều có hiệu quả cao hơn các nước khác mà là nước Mỹ mạnh ở những lĩnh vực vốn có thể tạo ra nhiều sự tăng trưởng và của cải lớn nhất.
Nguyên nhân căn bản của sự vượt trội về kỹ nghệ là
"ṿng đời đổi mới" luôn luôn sôi động ở Mỹ. Các trường đại học luôn được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều nguồn bên ngoài để duy tŕ khả năng thu hút nhiều bộ óc thông minh nhất từ khắp thế giới. Nguồn cung cấp tài chính cho các công ty trẻ rất dồi dào. Và các công ty đang đối mặt với ít rào cản về mặt quy định để cho phép việc mở rộng hoạt động sản xuất với quy mô lớn. Trong khi đó, châu Âu vẫn c̣n phân mảnh theo ranh giới từng quốc gia một. Nhật vẫn cứng nhắc và c̣n phải đi một chặng đường dài nữa để cho thay đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp. Ở TQ, ĐCS độc quyền cai trị đă tự cản trở mục tiêu phát triển khi tiến hành ḱm hăm khu vực kinh tế do tư nhân nắm giữ…
Nước Mỹ chẳng cần ai giúp để trở nên "vĩ đại trở lại"
Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang giữ vị thế mạnh nhất trên thế giới. Nếu bỏ đầu tư 10,000 USD vào thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối năm 2000, bạn sẽ có khoảng 27,000 USD(sau khi đă điều chỉnh theo mức lạm phát) vào cuối năm 2023. Nếu đầu tư vào cổ phiếu toàn cầu (không tính ở Mỹ), bạn chỉ có thu vào khoảng 16,000 USD. Hiệu suất vượt trội của
Wall Street trong thế kỷ này đă giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ chiếm đến 61% vốn hóa thị trường trên oàn cầu.
Theo các chuyên gia nghiên cứu Elroy Dimson thuộc Đại Học Cambridge và Paul Marsh và Mike Staunton thuộc Trường Kinh Doanh London, trong thế kỷ 20, cổ phiếu Hoa Kỳ đă tạo ra lợi nhuận đôla thực tế là 7% mỗi năm, so với 4.9% ở phần c̣n lại của thế giới. Nói một cách khác, một người đầu tư bỏ tiền vào cổ phiếu Mỹ sẽ giàu hơn bảy lần vào cuối thế kỷ này so với một người đầu tư bỏ tiền vào cổ phiếu ở nơi khác.
Tất cả những điều đó đă giúp cho Hoa Kỳ luôn đi đầu. Toàn bộ thế giới đă và tiếp tục sống nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từ nước Mỹ, từ
Microsoft đến
Facebook, từ
YouTube đến
OpenAI… Trong một cuộc nghiên cứu hồi năm 2023, các kinh tế gia tại
Goldman Sachs đi đến kết luận khi cho rằng, kỹ thuật trí tuệ nhân tạo
(AI) có thể thúc đẩy mức GDP ttrên toàn cầu tăng 7% trong một thập niên nữa. Họ ước tính Hoa Kỳ sẽ gặt hái được động lực tăng trưởng lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác nhờ vào việc dẫn đầu trong
AI. Hiện Mỹ chiếm hơn một nửa số đầu tư của khu vực tư nhân toàn cầu vào lĩnh vực
AI.
Tất nhiên nước Mỹ không phải là không có vấn đề. Cách đo lường đơn giản nhất về sức khỏe tài chính của một quốc gia là quan sát
"tỷ lệ nợ trên GDP" (debt-to-GDP ratio) của quốc gia đó. Tỷ lệ nợ của Mỹ đă tăng lên gần gấp ba lần kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2007, lên đến 36,13 ngàn tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Văn pḥng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (
CBO), dự báo con số này sẽ tăng vọt lên hơn 160% trong ba thập niên tới đây…
Câu chuyện của Hoa Kỳ hẳn nhiên c̣n dài. Nước Mỹ chưa bao giờ ngừng viết câu chuyện phát triển của họ, lẫn những câu chuyện đẩy quốc gia này đến sự hỗn loạn về chính trị. Chẳng ai có thể phá hoại nước Mỹ bằng chính người Mỹ. Hầu hết các vết thương của Mỹ đều do chính người Mỹ gây ra.
Dù như thế nào, nước Mỹ vẫn có lư do để vui mừng về tương lai kinh tế. Nước Mỹ có đủ năng lực để tiếp tục phát triển và tiến lên, miễn là chuyện chính trị đảng phái đang chia rẽ sẽ không trở thành vật cản ngáng đường.
Dù nhu thế nào, kinh tế của Mỹ đang bước vào năm 2025 với những nền tảng vững chắc, và nước Mỹ sẽ chẳng cần ai giúp để trở nên
"vĩ đại trở lại"!!
.