Bị 'khoá van' đường ống qua Ukraine, Nga có ngay loạt khách 'sộp' mua gần 80 tỷ mét khối khí đốt, châu Âu vội vàng t́m đường nhập năng lượng của Moscow
Theo đó, Nga dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu LNG trong khi thay đổi tuyến đường vận chuyển khí đốt qua đường ống đến các bên mua khác như Trung Quốc.
Mới đây, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục tăng thị phần trên thị trường LNG thế giới bất chấp lệnh trừng phạt. Ngoài ra, ông cũng nói rằng Gazprom vẫn kinh doanh tốt sau khi đường ống qua Ukraine ngừng hoạt động.
Dù nhiều lần tuyên bố ngừng nhận nhiên liệu từ Nga, song châu Âu vẫn mua một lượng lớn LNG của quốc gia này, chủ yếu đến từ nhà máy Yamal LNG được vận hành bởi Novatek. Lượng nhiên liệu EU nhập khẩu từ Nga nhiều hơn trước thời điểm Ukraine "khoá van". Diễn biến này cho thấy EU vẫn chưa thể hoàn toàn cắt đứt với năng lượng Nga.
Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực "hái ra tiền" này, song Moscow đă thể hiện rằng ngay cả khi một thị trường "đóng lại", th́ họ vẫn t́m ra con đường khác để tiếp tục kinh doanh.
Dữ liệu theo dơi tàu cho thấy tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga đă đạt kỷ lục vào năm ngoái. Trước khi mâu thuẫn với Ukraine xảy ra, Nga bán khoảng 155 tỷ mét khối khí đốt qua đường ống sang châu Âu mỗi năm. Năm ngoái, con số này là 30 tỷ mét khối, hơn 1 nửa trong số đó đi qua Ukraine.
Giới chuyên gia cho biết, châu Âu vẫn cần khí đốt v́ mọi nỗ lực "cai nghiện" năng lượng Nga đều không thành công. Do đó, khối này sẽ mua thêm LNG để giải quyết t́nh trạng nhập khẩu từ Nga sụt giảm.
Năm 2024, Gazprom đă bán khoảng 6 tỷ USD khí đốt thông qua đường ống trung chuyển qua Ukraine. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu đều dự đoán kinh tế Nga sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều sau khi Ukraine "khoá van".
Theo nhiều ước tính, Nga sẽ mất khoảng 0,2% đến 0,3% GDP, trong khi Ukraine mất khoảng 0,5% GDP. Một quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng là Slovakia, được dự đoán GDP sẽ giảm khoảng 0,3%.
Trong khi đó, Nga c̣n có các lựa chọn khác để vận chuyển khí đốt qua đường ống, giúp bù đắp tác động từ việc Ukraine không gia hạn thoả thuận.
Lượng khí đốt vận chuyển đến Trung Quốc đang vượt qua châu Âu và nước này sắp trở thành thị trường khí đốt vận chuyển qua đường ống lớn nhất của Nga, dự báo sẽ đạt kỷ lục 31 tỷ mét khối vào năm 2024. Con số này sẽ tăng lên 38 tỷ mét khối trong năm 2025 sau khi tuyến Power of Siberia vận hành hết công suất.
Ngoài ra, Gazprom cũng có thể bán khí đốt nhiều hơn thông qua TurkStream, đường ống dẫn trực tiếp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dưới biển đen, cũng cung cấp cho các khách hàng khác ở châu Âu. Theo ước tính, Gazprom có thể bán 25 tỷ mét khối khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và 15 tỷ mét khối cho châu Âu thông qua TurkStream.
Nga c̣n có kế hoạch chuyển hướng xuất khẩu nhiên liệu sang các nước Trung Á và sẽ nỗ lực tăng công suất của đường ống từ thời Liên Xô đến Uzbekistan qua Kazakhstan.
Tuy nhiên, các kế hoạch đối với cả khí đốt và LNG vận chuyển qua đường ống có thể sẽ gặp một số rào cản. Dù Nga đặt mục tiêu khởi động xuất khẩu qua tuyến liên kết thứ 2 với Trung Quốc trong 2 năm, nhưng các cuộc đàm phá về tuyến thứ 3 vẫn bị đ́nh trệ do bất đồng về các điều khoản.
Nga muốn tăng gấp 3 lần lượng xuất khẩu LNG lên 100 triệu tấn vào năm 2035, từ mức 33 triệu tấn của năm ngoái. Dẫu vậy, các lệnh trừng phạt của phương Tây với toàn bộ các dự án quan trọng trong tương lai và đội tàu chở LNG lại khiến nỗ lực đó gặp khó hơn.
Nh́n chung, các lệnh trừng phạt đă tác động đến mục tiêu tăng trưởng trong mảng LNG của Nga. Dự án mới nhất của Novatek, Arctic LNG 2, năm ngoái đă bắt đầu xuất khẩu nhưng lại khó tiếp cận với các nhà máy và khách hàng do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.
Hơn nữa, năm 2025, ông Trump sẽ có quyết định về các lệnh trừng phạt đối với Nga. Yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến Nga là mục tiêu của Mỹ trong việc cung cấp nhiều LNG cho châu Âu.
Chưa dừng ở đó, lệnh cấm vận chuyển các chuyến hàng LNG của nhà máy Yamal tại các cảng châu Âu cũng có thể là rào cản đối với hoạt động vận chuyển năng lượng của Nga đến châu Á, khi tuyến đường biển phía bắc đóng cửa. Song, lệnh trừng phạt có thể lại tạo điều kiện cho việc nguồn cung được gửi đến châu Âu.
VietBF@ Sưu tập