Thị trường dầu mỏ biến động mạnh ngay sau khi Mỹ công bố gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhắm vào ngành năng lượng Nga.
Theo kênh CNBC, giá dầu thô tăng vọt ngay trong ngày 10-1 (giờ Mỹ), cũng là ngày chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố gói trừng phạt "toàn diện" nhằm vào ngành năng lượng Nga.
Giá dầu Brent chốt phiên giao dịch ngày 10-1 ở mức 79,76 USD/thùng (tăng 3,69%), c̣n dầu thô Mỹ đạt 76,57 USD/thùng (tăng 3,58%). Đây là các mức giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Gói trừng phạt kể trên tập trung vào vào các công ty dầu mỏ lớn Gazprom Neft và Surgutneftegas của Nga, các công ty kinh doanh dầu mỏ "không minh bạch" và 183 tàu chở dầu, với mục đích siết nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga và hạn chế nước này tiếp cận thị trường toàn cầu - theo Euro News.
The Guardian cho biết thêm nhiều tàu trong số 183 tàu chở dầu nói trên thuộc đội tàu "chui" được sử dụng để vận chuyển dầu Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc.
Việc Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) áp đặt giá trần đối với dầu Nga từ năm 2022 đă chuyển phần lớn hoạt động thương mại dầu mỏ của Moscow từ châu Âu sang châu Á.
Các nguồn tin trong giới mua bán dầu Nga lẫn ngành lọc dầu Ấn Độ tiết lộ với Reuters rằng các lệnh trừng phạt sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng ḍng dầu Nga sang Ấn Độ và Trung Quốc.
"Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút t́m giải pháp thay thế" - ông Anas Alhajji, đối tác quản lư tại Energy Outlook Advisors (công ty tư vấn chính sách năng lượng tại Mỹ), cho biết trong một video đăng trên mạng xă hội X.
Gazprom Neft, công ty con của Tập đoàn Gazprom (Nga), nằm trong danh sách trừng phạt mới của Mỹ. Ảnh: TASS
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng đa quốc gia UBS (trụ sở chính tại Thụy Sĩ) nhận định các lệnh trừng phạt sẽ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu của Nga và khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn.
Cũng theo ông Staunovo, thời điểm tung ra lệnh trừng phạt chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể cung cấp cho ông một công cụ đàm phán cho hiệp ước ḥa b́nh tại Ukraine.
Trong bối cảnh hiện tại, lệnh trừng phạt cứng rắn này cũng thể hiện cam kết ủng hộ Ukraine của Washington, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ khác như viện trợ quân sự.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói thêm rằng ngoài việc nhắm vào các nhà sản xuất và kinh doanh dầu mỏ, các lệnh trừng phạt mới c̣n cấm các dịch vụ dầu khí của Mỹ hỗ trợ khai thác và sản xuất dầu Nga, có hiệu lực vào cuối tháng 2-2025.
Trong cuộc họp báo cùng ngày 10-1 tại Nhà Trắng, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby giải thích thời điểm hiện nay được lựa chọn v́ "thị trường dầu mỏ về cơ bản đang ở trạng thái tốt hơn" và kinh tế Mỹ cũng vững vàng hơn, có thể chống chọi bất kỳ sự gián đoạn nào của thị trường.
"Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, giá dầu tham chiếu đă giảm gần 35 USD/thùng trong khi giá xăng trung b́nh tại Mỹ giảm từ khoảng 4 USD c̣n hơn 3 USD mỗi gallon" - ông Kirby nhấn mạnh.
Dù Tổng thống Joe Biden thừa nhận gói trừng phạt mới nhất có thể ảnh hưởng đến người dân Mỹ, ví dụ giá xăng tăng nhẹ khoảng 3 - 4 cent/gallon, song ông khẳng định tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ chịu tác động sâu sắc và ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Đáp lại, Moscow gọi gói trừng phạt của Mỹ là "bất hợp pháp" và khẳng định di sản của ông Biden sẽ trở thành "mớ hỗn độn" - theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
VietBF@sưu tập