Những yếu tố tạo nên giá thành bát bún ngày Tết đều tăng, lương nhân viên cũng vậy, thật oan cho các chủ quán khi bị mắng mỏ v́ bát bún đắt gấp đôi ngày thường.
Mấy ngày nay, cũng như những dịp đầu năm mới khác, chuyện hàng quán "chặt chém" thực khách lại gây bức xúc. Quả thật, có không ít quán ăn viện cớ ngày Tết để bán hàng với giá trên trời, và họ phải trả giá khi bị thực khách tẩy chay và cơ quan chức năng xử lư. Tuy nhiên, cơn giận dữ của người tiêu dùng kéo theo xu hướng “bóc phốt” trên mạng cũng khiến không ít quán bị vạ lây. Một số khách cứ thấy giá tăng cao so với ngày thường là quy cho họ "chặt chém" và đăng bài mắng mỏ, chấm 1 sao, 2 sao, khiến việc làm ăn của quán bị ảnh hưởng.
Món ăn hay bị “soi” nhất dịp đầu xuân ở Hà Nội là bún riêu, bún ốc, v́ đây là những món chống ngán mà phần lớn mọi người nghĩ tới sau khi đă “sợ” bánh chưng, thịt gà, gị chả… Quán bún riêu ốc gần nhà mà tôi hay ăn ngày thường có giá từ 25 đến 50 ngh́n đồng tùy thuộc vào “topping”, đắt nhất là loại có cả thịt ḅ và gị. Mấy ngày Tết, giá bán tăng gấp đôi, bát đắt nhất 100 ngh́n đồng. C̣n quán mà nhóm bạn thân của tôi hay kéo nhau đến ăn th́ xa hơn, giá bát đắt nhất ngày thường là 60 ngh́n đồng, ngày Tết tăng thành 120 ngh́n đồng.
Trải qua bao nhiêu cái Tết ở Hà Nội, cứ chiều mùng 1, sáng mùng 2 là đi ăn bún riêu ốc để “xả ngán”, chúng tôi không tức giận về mức giá ấy, v́ biết rằng ngày Tết muốn bán rẻ cũng không được.Ai đi chợ sắm Tết mà không biết giá thực phẩm đều tăng mạnh so với ngày thường. Bạn muốn những lát thịt ḅ nhúng tái phải ngọt lịm, dẻo quánh th́ đó phải là thịt ḅ mới mổ, thịt đó làm sao mà rẻ được! Mùng 2 Tết ra siêu thị thấy quầy rau lèo tèo hoặc trống trơn, ngoài chợ cũng lác đác, rau sống đắt như vàng, nếu mua trữ từ trước tết th́ héo, hỏng phải bỏ đi nhiều. Trong khi đó, ai đi ăn bún riêu cũng muốn nhúng cả đĩa rau sống thái nhỏ cho đỡ háo.
Bún tươi ngày Tết cũng đắt hơn, v́ người làm bún cần có đủ động lực để làm việc vào cái ngày lẽ ra được nghỉ. C̣n nữa, thuê nhân viên bưng bê ngày Tết th́ phải trả thù lao cao hơn hẳn ngày thường. Mọi chi phí đều cao vọt lên, làm sao bát bún ngày Tết có thể không đắt cho được?
Nhiều bạn hẳn sẽ bảo, cho dù tính hết mức tăng của các loại chi phí, phần lăi mà chủ quán thu được vẫn cao hơn nhiều so với ngày thường. Nhưng điều đó chính đáng mà!
Bạn đi làm cả năm, ngày Tết có quyền nghỉ, nếu sếp muốn bạn tăng ca hay trực vào những ngày này th́ thù lao phải tăng gấp đôi, gấp ba, nếu không th́ bạn nằm nhà cho khỏe hoặc đi chơi cho sướng chứ tội ǵ chịu cực! Những người kinh doanh cũng vậy thôi. Họ cũng bỏ sức lao động để kiếm cơm, lợi nhuận thu được phải hấp dẫn hơn ngày thường mới đủ cho họ hy sinh cơ hội nghỉ ngơi, du xuân để phục vụ thực khách.
Làm kinh doanh cũng vất vả lắm, mà trong thời của mạng xă hội, một b́nh luận, đánh giá của người tiêu dùng trên mạng có thể ảnh hưởng rất nhiều. V́ thế, trước khi “bóc phốt” hàng quán nào, hăy nên b́nh tĩnh suy xét một chút để khỏi kết tội oan.
Chuyện thu 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún th́ không có ǵ để bàn căi rồi, đáng “bêu danh” và phạt để những kẻ thích "chặt chém" khách hàng biết sợ. C̣n nếu ngày đầu xuân mà chủ quán thu 100 hay 120 ngh́n đồng một bát bún riêu th́… c̣n tùy chất lượng. Nếu “topping” dồi dào với riêu, đậu, ḅ, gị kèm theo rổ rau sống tươi ngon th́ tôi nghĩ là xứng đáng.
|
|