Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám Đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều trường hợp mắc cúm A nhưng chủ quan dẫn đến nguy kịch, phải can thiệp ECMO hết hàng trăm triệu đồng, nguy hiểm tính mạng.
Những ngày qua, số ca mắc cúm đang tăng cao. Thời tiết mùa đông xuân hiện nay với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487787&stc=1&d=1739055246)
Nhiều trường hợp mắc cúm A nhưng chủ quan dẫn đến nguy kịch, phải can thiệp ECMO hết hàng trăm triệu đồng, nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Gia Khiêm
Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Do chủ quan, nhiều bệnh nhân cúm nhập viện trong t́nh trạng nặng, suy hô hấp.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ngày 8/2, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội đang điều trị cho khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm nặng, trong đó có 6 trường hợp đang phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).
Đáng chú ư là trường hợp bệnh nhân trú tại tỉnh Tuyên Quang, có tiền sử tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy tŕ việc dùng thuốc đều đặn, tiền sử hút thuốc lá và thuốc lào. Trước đó bệnh nhân được xét nghiệm mắc cúm A, được điều trị tích cực tại tuyến tỉnh nhưng t́nh trạng khó thở ngày càng trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp nặng và phải tiến hành đặt ống nội khí quản.
Khi được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân trong t́nh trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, t́nh trạng 2 ca nặng trong đó 1 ca ECMO đă đáp ứng phổi, có cải thiện hơn, bệnh nhân tỉnh táo và có thể tiếp xúc được, bác sĩ đang cố gắng hỗ trợ phổi và cai dần máy. Tuy nhiên, trường hợp thứ 2, bệnh nhân vẫn nặng, đang tiếp tục phải lọc máu.
Cúm A nguy hiểm, đe doạ tính mạng đối với trường hợp nào?
Trao đổi với PV Dân Việt, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám Đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến đường hô hấp và hệ tim mạch. Đây là hai cơ quan dễ bị tổn thương về cúm. Đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn măn tính hay viêm phế quản khi bị nhiễm cúm sẽ làm gia tăng đợt cấp của họ và mỗi lần tiến triển đợt cấp đều rất nguy hiểm cho tính mạng.
"Nhiều trường hợp nhiễm cúm nhưng không sử dụng thuốc kháng virus đến lúc nặng mới đi viện sẽ phải hỗ trợ các biện pháp thở oxy, thở máy, các biện pháp khác. Đến giai đoạn đó trở nặng, điều trị rất tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều", bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Khiêm, khi người xác định bị cúm A có dấu hiệu chớm sốt 1, 2 ngày, đau rát họng cần đi khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ đánh giá bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ cho thuốc kháng virus sớm th́ có thể ngăn chặn bệnh, điều trị nhàn hơn rất nhiều. Trong trường hợp test cúm âm tính cũng vẫn nên đến cơ sở có tŕnh độ để xác định có chính xác bị cúm hay không.
"Nếu xác định cúm và điều trị sớm chỉ mất khoảng 5 ngày sẽ khỏi, c̣n nếu bị nặng chi phí nằm viện điều trị tốn kém. Có người tốn vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Có bệnh nhân nguy kịch phải đặt ECMO sẽ rất khó khăn, chi phí ban đầu đặt hệ thống mất 100 triệu, sau đó vận hành hệ thống. Nếu đă can thiệp tim phổi nhân tạo chi phí rất tốn kém, thậm chí mất vài trăm triệu, cơ hội cứu không cao, có đến 50% số bệnh nhân nguy cơ không qua khỏi", bác sĩ Khiêm cảnh báo.
Theo các bác sĩ, cúm A nói riêng và bệnh cúm nói chung ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những người có bệnh lư phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, các trường hợp đă có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh.
Các bác sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân có tâm lư chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, việc cấp cứu tiên lượng rất khó khăn. V́ vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.
Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng tới người: cúm A, B và C. Trong đó, cúm A thường xuyên thay đổi tạo nên nhiều biến chủng mới; được biết đến như là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm có khả năng lây nhiễm cao. Cục Y tế dự pḥng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không nên tự mua thuốc Tamiflu về uống khi mắc cúm v́ dễ gây hiện tượng kháng thuốc.
VietBF@ sưu rập