Chuyên gia nhận thấy trẻ em có khả năng đối phó tốt với biến động cuộc sống thường giỏi sử dụng các chiến lược tích cực để quản lư cảm xúc.
Kelsey Mora, chuyên gia về tâm lư trẻ em tại Mỹ, tác giả của bộ sách The Method Workbooks cho biết, trong quá tŕnh làm việc với hơn 1.000 trẻ em, cô đă quan sát những đứa trẻ đang học cách đối phó hiệu quả với những khó khăn trong cuộc sống.
Kelsey Mora chỉ ra, trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao thường nói các cụm từ sau.
"Con nghĩ buồn một chút cũng không sao"
Trẻ em có trí tuệ cảm xúc cao thường tin tưởng những người lớn đă dạy chúng rằng khóc là điều b́nh thường và mọi cảm xúc đều là cần thiết.
Trẻ biết rằng cảm thấy buồn, tức giận, thất vọng hoặc lo lắng khi đối mặt với những t́nh huống khó khăn là điều tự nhiên. Tương tự, trẻ học được rằng việc có những khoảnh khắc vui vẻ, hân hoan hoặc vui tươi ngay cả trong những thời điểm khó khăn là điều b́nh thường.
"Con cần không gian riêng"
Trẻ em có kỹ năng ứng phó lành mạnh có thể nhận ra và quản lư cảm xúc của ḿnh. Chúng biết các dấu hiệu cảnh báo như suy nghĩ nhanh, nhịp tim nhanh, cơ bắp căng thẳng hoặc cồn cào trong bụng và cảm thấy thoải mái khi yêu cầu những ǵ chúng cần.
Trẻ biết cách yêu cầu thời gian, không gian riêng để có thời gian và không gian sử dụng các công cụ đă lên kế hoạch trước. Ví dụ, trẻ có thể nhặt một chiếc chong chóng hoặc thổi bong bóng để giúp chúng hít thở sâu, lấy lại b́nh tĩnh.
Có thể trẻ đă học được những kỹ năng này bằng cách quan sát cha mẹ ḿnh làm gương về khả năng tự điều chỉnh và giao tiếp cởi mở.
"Bố/mẹ/bạn ổn chứ?"
Trẻ em thông minh về mặt cảm xúc cũng có thể nhận ra cảm xúc của người khác. Chúng hiểu rằng cả người lớn và trẻ em đều có thể có cảm xúc lớn trong những thời điểm khó khăn và mỗi người sẽ có cách ứng phó khác nhau.
Trẻ có thể là người đầu tiên nhận ra bố mẹ, bạn của ḿnh buồn, có thể cần không gian riêng hoặc một cái ôm. Trẻ có sự đồng cảm với người khác một cách tự nhiên và họ thể hiện sự thoải mái khi lắng nghe quan điểm của người khác, tôn trọng nhu cầu của họ và làm việc cùng nhau.
Trẻ hiểu rằng ngay cả khi cha mẹ chúng có vấn đề về mặt cảm xúc, chúng vẫn có thể được yêu thương, chăm sóc và an toàn.
"Con không thích"
Trẻ em đă thực hành thiết lập ranh giới về cách chúng muốn được đối xử sẽ có xu hướng có trí tuệ cảm xúc cao. Chúng có thể giao tiếp hiệu quả nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của ḿnh trong khi vẫn nhạy cảm với người khác.
Trẻ có thể nói "Tớ không thích khi bạn sử dụng đồ của tớ mà không xin phép" hoặc "Tớ không đồng ư với...", "Tớ không muốn nói về... ", "Con không nghĩ là hay ho/hài hước khi... ". Trẻ cũng rất chu đáo trong việc tôn trọng nhu cầu của bạn bè và anh chị em của ḿnh.
"Con đă sai"
Cụm từ này chỉ ra rằng trẻ có khả năng tự nh́n nhận và không xấu hổ. Thay v́ sợ mắc lỗi hoặc thừa nhận lỗi, trẻ có thể nói về lỗi và giải quyết vấn đề để cải thiện t́nh h́nh hoặc hoàn cảnh.
Trẻ cũng nhận ra những điều họ có thể làm tốt hơn hoặc khác đi v́ họ biết rằng sai lầm chính là cách mỗi người trưởng thành, học hỏi và phát triển thông qua những thử thách.
"Con có một ư tưởng"
Sự tự tin và sáng tạo trong giải quyết vấn đề là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc và khả năng ứng phó lành mạnh. Trẻ em từng đối mặt với những t́nh huống khó khăn đă học cách làm việc cùng với bạn bè và người lớn đáng tin cậy để t́m ra giải pháp hợp lư hoặc con đường tiến về phía trước. Trẻ cảm thấy tự tin khi bày tỏ quan điểm, ư tưởng và phẩm chất của ḿnh, đồng thời lắng nghe và học hỏi từ người khác.
Khi trẻ em vượt qua những trở ngại và hậu quả trong một môi trường an toàn, chúng có thể phát triển kỹ năng ra quyết định và tính linh hoạt, đồng thời nuôi dưỡng nhận thức về cảm xúc và ḷng tự trọng.
|